Những cảm giác thèm ăn này có thể bật mí về sức khỏe của chúng ta. Cảm giác thèm ăn một món nhất định có thể là dấu hiệu cơ thể bạn thiếu chất hay sức khỏe tinh thần không thật sự tốt. Bạn có thể dựa vào những dấu hiệu này để dự đoán phần nào sức khỏe của ḿnh đấy.
1. Cảm giác thèm ăn chocolate
Cảm giác thèm chocolate thường liên quan đến t́nh trạng thiếu magie, có thể dẫn đến lo lắng và trầm cảm. Một nghiên cứu khác đă chứng minh được rằng việc ăn khoảng 100 – 400g chocolate đen mỗi ngày có thể giúp cải thiện chứng trầm cảm một cách tự nhiên. Điều này có nghĩa cảm giác thèm ăn chocolate có thể do sức khỏe tinh thần của bạn không tốt.
Tuy nhiên, chocolate thông thường trong các siêu thị thường không phải chocolate đen và chứa lượng đường cao. Nếu mua sắm trong siêu thị, bạn có thể chọn chocolate không sữa chứa hơn 70% ca cao. Nếu muốn, bạn cũng có thể ăn hạnh nhân khi thấy tâm trạng không tốt. Tuy nhiên, bạn cần đi khám nếu nghi ngờ ḿnh bị trầm cảm.
2. Cảm giác thèm ăn đồ ngọt
T́nh trạng thiếu ngủ không chỉ khiến việc giảm cân khó khăn hơn mà c̣n làm bạn mệt mỏi và thèm đường. Vậy nên nếu thấy ḿnh thèm đồ ngọt, bạn có thể đang bị thiếu ngủ.
Tuy nhiên, hầu hết các món ngọt đều chứa đường tinh luyện nên không tốt cho sức khỏe nếu bạn ăn quá nhiều. Bạn có thể thay thế các món ngọt như bánh kẹo bằng các loại trái cây như quả cherry, đào hoặc dưa hấu. Một số loại trái cây khô như nho khô cũng có thể giúp bạn thỏa cơn thèm.
3. Cảm giác thèm ăn phô mai
Phô mai chứa rất nhiều dopamine nên có thể khiến bạn bị nghiện và muốn ăn nhiều. Tuy nhiên, nếu bạn ăn ít chất béo và lại có cảm giác thèm ăn phô mai th́ đây có thể là dấu hiệu thiếu hụt những vitamin có nhiều trong các sản phẩm từ sữa như A hoặc D.
Bạn có thể thử men dinh dưỡng, một loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin mà không có chất béo. Nếu muốn ăn phô mai, bạn có thể thử những loại ít béo như feta hoặc mozzarella.
4. Cảm giác thèm khoai tây chiên
Khi thèm khoai tây chiên, bạn có thể đang thiếu carb và chất béo lành mạnh như omega-3. Khoai tây chiên thường được nêm nhiều muối nên cũng là một nguồn natri dồi dào. Vậy nên khi thèm món này, bạn có thể đang thiếu natri v́ ra mồ hôi nhiều.
Để ăn khoai tây chiên lành mạnh hơn, bạn có thể tự chiên khoai ở nhà bằng dầu ô liu. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm cá hồi, các loại hạt và trái bơ vào chế độ ăn.
5. Cảm giác thèm nước ngọt có ga
Các loại nước ngọt có ga chứa một lượng lớn caffeine nên có thể khiến nhiều người bị nghiện. Lượng caffeine trong nước ngọt có ga có thể giúp bạn tỉnh táo mà không bị say. Điều này có thể khiến bạn bị nghiện caffeine và thèm uống nước ngọt. Cảm giác thèm nước có ga này cũng có thể là do bạn thiếu canxi và magie trong xương. Tuy nhiên, nước có ga lại có thể lấy mất canxi và magie chứ không thể giúp bạn bổ sung các khoáng chất này.
Ngoài lượng caffeine cao, nước có ga cũng chứa rất nhiều đường nên có thể gây ra bệnh tiểu đường nếu bạn dùng trong thời gian dài. Đây là loại nước bạn cần tránh để bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Nếu mệt mỏi, bạn có thể ăn chocolate đen hoặc uống trà vừa phải.
6. Cảm giác thèm ăn đá lạnh
Theo một nghiên cứu, cảm giác thèm ăn đá mănh liệt có thể là dấu hiệu bạn bị thiếu sắt nghiêm trọng. Điều này là v́ độ cứng của đá có thể giúp bạn cải thiện tinh thần tương tự như khi uống cà phê và làm giảm cảm giác mệt mỏi do thiếu sắt. Nếu bạn nghi ngờ bị thiếu sắt, hăy thử bổ sung nhiều đậu và rau chân vịt. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo ư kiến bác sĩ để được bổ sung sắt đúng cách.
Nếu lắng nghe cơ thể, cảm giác thèm ăn các món nhất định có thể cho bạn biết một số điều về sức khỏe thể chất và tinh thần của ḿnh. Đây là dấu hiệu giúp bạn kịp thời cải thiện cách chăm sóc bản thân để có sức khỏe tốt hơn.