Trung Quốc cáo buộc Mỹ đă gieo rắc nỗi sợ hăi về virus corona chủng mới và cho rằng Washington không giúp ích ǵ trong việc ngăn chặn dịch bùng phát, mà c̣n gây ra "hoảng loạn" qua phản ứng của Mỹ với dịch viêm phổi do virus corona.
Chính phủ Trung Quốc nói Mỹ đă "lan truyền nỗi sợ" thay v́ trợ giúp
Động thái này diễn ra sau khi Mỹ quyết định tuyên bố t́nh trạng y tế khẩn cấp và từ chối nhập cảnh đối với các công dân nước ngoài đă vào Trung Quốc trong hai tuần vừa qua.
Hiện đă có hơn 17000 trường hợp bị nhiễm virus corona được các nhận ở Trung Quốc. 361 người đă chết ở Trung Hoa đại lục.
Bên ngoài Trung Quốc, đă có hơn 150 trương hợp bị nhiễm, với một trường hợp tử vong ở Philippines.
Trung Quốc nói ǵ nữa?
Trong một cuộc họp báo hôm thứ Hai 3/2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói hành động của Mỹ "chỉ có thể tạo ra và lan truyền nỗi sợ" thay v́ đưa ra sự trợ giúp. Bà này nói Mỹ là quốc gia đầu tiên thực hiện cấm nhập cảnh đối với người Trung Quốc và là nước đầu tiên gợi ư rút một phần nhân viên sứ quán tại Bắc Kinh.
"Chính các nước phát triển như Mỹ với khả năng pḥng chống dịch bệnh tốt... đă dẫn đầu trong việc áp đặt những hạn chế quá mức, trái với khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO," bà Hoa Xuân Oánh nói, hăng tin Reuters đưa tin.
Một số quốc gia như Australia cũng đă cấm người Trung Quốc nhập cảnh ngay sau khi Mỹ ra lệnh cấm.
Hôm thứ Hai, Hong Kong nói họ đóng cửa 10 trong số 13 cửa khẩu với Trung Quốc lục địa từ nửa đêm giờ địa phương.
WHO đă cảnh báo rằng đóng cửa biên giới có thể làm tăng việc lây lan virus, nếu người dân t́m cách nhập cảnh bằng con đường không chính thức.
Mỹ đă thực hiện các biện pháp nào?
Hôm 23/1, Mỹ ra lệnh đưa các nhân viên chính phủ không chủ chốt và người nhà của họ ra khỏi thành phố Vũ Hăn, tỉnh Hồ Bắc, ổ dịch của virus corona.
Chưa đầy một tuần sau, Mỹ cho phép các nhân viên chính phủ không chủ chốt và người nhà của họ ở Trung Quốc trở về Mỹ nếu họ muốn.
Hôm 30/1, WHO tuyên bố t́nh trạng y tế khẩn cấp toàn cầu về chủng virus corona mới này. Sau đó, Mỹ ra lệnh đưa toàn bộ người nhà của nhân viên chính phủ Mỹ dưới 21 tuổi ra khỏi Trung Quốc.
Bất kỳ công dân Mỹ nào đă ở tỉnh Hồ Bắc sẽ được kiểm dịch 14 ngày sau khi trở về Mỹ.
Các quốc gia khác nhau hạn chế đi lại ở các mức độ khác nhau.
Từ chối nhập cảnh đối với tất cả người nước ngoài đă tới Trung Quốc trong thời gian gần đây: Mỹ, Australia, Singapore
Từ chối nhập cảnh đối với người nước ngoài đi từ Trung Quốc tới: New Zealand, Israel
Từ chối nhập cảnh đối với người nước ngoài đă tới tỉnh Hồ Bắc: Nhật, Hàn Quốc
Ở một số quốc gia khác, các hăng hàng không quốc gia tạm ngừng tất cả các chuyến bay tới Trung Quốc đại lục. Trong số đó có Anh, Indonesia, Phần Lan, Ai Cập, Ư, Việt Nam và một số nước khác.
Việc cấm đi lại có tác dụng ngăn dịch không?
Các quan chức y tế thế giới khuyến cáo không nên cấm đi lại.
"Việc hạn chế đi lại có thể gây hại nhiều hơn lợi qua việc cản trở chia sẻ thông tin, chuỗi cung ứng trang thiết bị y tế và làm hại các nền kinh tế," giám đốc WHO, BS Tedros Adhanom Ghebreyesus, nói hôm thứ Sáu.
WHO khuyến cáo các nước thực hiện kiểm tra tại các cửa khẩu.
Virus mới này nguy hiểm tới mức nào?
Hơn 75.000 người có thể đă bị nhiễm virus ở thành phố Vũ Hán, tâm điểm của dịch bệnh, các chuyên gia nói.
Nhưng theo ước tính của Đại học Hong Kong, tổng số các trường hợp bị nhiễm có thể cao hơn rất nhiều so với con số chính thức.
Một báo cáo về những giai đoạn đầu của dịch của Tạp chí Y học Lancet nói hầu hết các bệnh nhân tử vong do virus này đều có các bệnh từ trước.
Báo cáo này cho thầy, 99 bệnh nhân đầu tiên được điều trị ở Bệnh viện Jinyintan ở Vũ Hán, 40 người có tim yếu hay mạch máu bị tổn hại. 12 người khác có bệnh tiểu đường.
Virus này gây nhiễm trùng đường hô hấp cấp và các triệu chứng bắt đầu với sốt, sau đó là ho khan.
Hầu hết những người nhiễm virus đều b́nh phục hoàn toàn - cũng như đối với virus cúm b́nh thường.
Một chuyen gia từ Ủy ban Sức khỏe Quốc gia Trung Quốc nói những người mắc corona virus nhưng có triệu chứng nhẹ chỉ cần một tuần là b́nh phục.