01/31/20
Khi đồng hồ tại Anh điểm 23h ngày 31/1, nước này đă chính thức rời Liên minh châu Âu sau 47 năm làm thành viên.
Hàng ngh́n người ủng hộ Brexit tập trung bên ngoài quốc hội Anh vẫy cờ, ḥ reo và hát. “Đây là một ngày tuyệt vời”, Tony Williams, 53 tuổi, đến từ đông nam London, nói. “Kể từ 23h, chúng tôi được tự do, chúng tôi đă làm được”.
Đối với Anh, quốc gia từng vật lộn trong giai đoạn hậu Thế chiến 2 khi chuyển từ một đế quốc toàn cầu thành một thành viên bất đắc dĩ của khối châu Âu, việc rời khỏi EU là một sự ra đi có ư nghĩa và tác động to lớn.
Việc rời khỏi EU sẽ thúc đẩy những quan hệ vốn tŕ trệ trong hầu hết các lĩnh vực của xă hội, các vấn đề an ninh và kinh tế, trong khi đặt ra cho nước Anh những câu hỏi mới về bản sắc dân tộc.
Anh vẫn phải đàm phán quan hệ thương mại trong tương lai với Liên minh châu Âu, một quá tŕnh gai góc có thể kéo dài đến cuối năm, hoặc lâu hơn.
“Đây là khoảnh khắc b́nh minh ló dạng, tấm màn đă được vén lên cho màn tŕnh diễn vĩ đại mới của đất nước chúng ta”, Thủ tướng Anh Boris Johnson phát biểu hôm 31/1. Theo ông Johnson, Brexit là sự kiện giúp “lan tỏa hy vọng và cơ hội tới mọi miền của nước Anh”.
Lập trường nhất quán và mạnh mẽ về việc “hoàn thành Brexit” đă giúp đảng Bảo thủ của ông Johnson giành chiến thắng áp đảo trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng 1, với đa số tuyệt đối tại Hạ viện Anh.
Ông Johnson cam kết sẽ đoàn kết lại nước Anh sau những năm tháng chia rẽ sâu sắc về mọi mặt v́ những cuộc tranh luận xung quanh chủ đề Brexit.
Trong ngày 31/1, nội các của Thủ tướng Johnson đă nhóm họp tại Sunderland, thành phố công nghiệp tại vùng Đông Bắc nơi người dân ủng hộ rộng răi đảng Lao động đối lập. Thủ tướng Johnson tôn vinh Brexit như một chiến thắng cho quyền tự quyết của chính phủ Anh, đồng thời cam kết sẽ mang lại “sự hồi sinh lớn nhất dành cho cơ sở hạ tầng kể từ thời Nữ hoàng Victoria”.
Anh gia nhập EU vào năm 1973. Khủng hoảng khu vực đồng Euro, lo ngại về nhập cư ồ ạt và tính toán sai lầm của cựu thủ tướng David Cameron đă dẫn đến tỷ lệ bỏ phiếu 52% ủng hộ Brexit trong cuộc trưng cầu dân ư năm 2016.
Nữ hoàng Elizabeth II phê chuẩn Brexit hôm 23/1, sau khi quốc hội Anh thông qua Thỏa thuận Anh rời EU (WAB). Nghị viện châu Âu bỏ phiếu thông qua Brexit ngày 29/1. Quá tŕnh chuyển giao sẽ kéo dài đến 31/12. Trong thời gian này, Anh vẫn tuân thủ đầy đủ các quy định và luật của EU, nhưng không có tiếng nói trong mọi quyết định của khối.
Đối với những người ủng hộ, Brexit là “ngày độc lập” – lối thoát để tránh khỏi gánh nặng với liên minh. Họ hy vọng cuộc chia tay sẽ đem đến những cải cách để định h́nh lại nước Anh và thúc đẩy họ vượt mặt các đối thủ châu Âu.
Trong khi đó, những người phản đối nói rằng Brexit sẽ làm suy yếu phương Tây, suy yếu nền kinh tế Anh và cô lập họ. David Tucker, 75 tuổi, cho biết ông diễn hành tại London với hy vọng về viễn cảnh Anh sẽ tái gia nhập EU.
TH