Khi thấy khô miệng ta thường uống nước. Tuy nhiên, sau khi uống nước rồi mà vẫn thấy khô miệng th́ có thể cơ thể bạn đang gặp vấn đề nguy hiểm.
Khô miệng là t́nh trạng miệng khô một cách bất thường. Thông thường, khô miệng là do tuyến nước bọt suy giảm bài tiết và tác dụng phụ của thuốc. Thế nên, nhiều người tin rằng khô miệng chỉ là một hiện tượng sức khỏe vô hại. Nhưng theo các chuyên gia y khoa cho hay, đó cũng là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc hàng loạt bệnh nguy hiểm.
Nếu không được điều trị kịp thời, chứng khô miệng hoàn toàn có thể làm tiền đề cho hàng tá loại bệnh nguy hiểm khác. Thông tin từ trang Aboluowang cho hay, cơ thể có thể đă mắc các loại bệnh nguy hiểm sau nếu bạn bị khô miệng liên tục, mặc dù đă uống rất nhiều nước:
1. Nóng trong người
Một khi mắc chứng nóng trong người do thời tiết nắng gắt, thường xuyên nổi giận hay chế độ ăn uống nhiều chất cay… sẽ dễ đẩy cơ thể vào t́nh trạng khô miệng thường xuyên. Ngoài ra, sau khi tức giận hoặc có tranh căi gay gắt, cơ thể sẽ bị thiếu hụt nước trầm trọng. Nếu không tiếp nước kịp thời cho cơ thể sẽ gây nên chứng khô miệng, táo bón hay sưng nướu.
Chị em nên tiết chế cảm xúc, hạn chế tức giận kẻo nóng trong người sẽ sinh bệnh.
V́ vậy, bạn cần phải duy tŕ tâm trạng luôn trong trạng thái vui vẻ và tĩnh tâm. Tránh tức giận hoặc bị kích động quá mức. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ hay quá mặn và bổ sung thêm rau củ xanh. Hăy cố gắng uống đủ 2 lít nước mỗi ngày hoặc bổ sung thêm thức uống giải nhiệt như trà hoa cúc. Chỉ cần kiên tŕ loại bỏ sớm nóng trong người th́ khô miệng cũng từ đó biến mất.
2. Thiếu hụt vitamin
Cứ mỗi khi thấy khô miệng, môi nứt nẻ, loét miệng hay khô mắt là đă đủ minh chứng cho thấy, cơ thể hiện đang thiếu hụt vitamin A và B trầm trọng. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ chế độ dinh dưỡng không đủ chất, cách sống không lành mạnh hay thậm chí là nhiều căn bệnh tiềm ẩn đang tấn công cơ thể.
Đừng nhịn ăn v́ giảm cân nữa, hăy ăn uống đầy đủ nhưng có khoa học để bổ sung vitamin nhé.
Vậy nên khi thấy dấu hiệu, lập tức thay đổi ngay chế độ ăn uống và bổ sung kịp thời vitamin bị thiếu hụt. Các thực phẩm giàu vitamin A gồm nội tạng động vật, cà rốt, rau chân vịt, xoài, nghệ tây, các sản phẩm từ sữa… C̣n vitamin B thường có trong cá, rau xanh, các loại hạt, trứng, gan động vật. Chỉ cần cố gắng thêm thường xuyên các món đó vào khẩu phần ăn hàng ngày th́ chứng khô miệng dần sẽ biến mất.
3. Lượng đường trong máu quá cao
Một khi lượng đường trong máu quá cao và không thể hạ xuống, nó sẽ gây ra chứng khô miệng liên tục trong nhiều ngày. Lúc này, khô miệng cũng là một dấu hiệu cảnh báo cơ thể có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường - loại bệnh nguy hiểm đang gây nhức nhối hiện nay. Ngoài ra, bạn cần phải đi khám ngay lập tức nếu chứng khô miệng đi kèm với việc đi tiểu quá nhiều.
Lúc này, việc đầu tiên cần làm là phải đến bệnh viện đo lượng đường trong máu. Sau đó hăy tập kiểm soát chế độ ăn uống hàng ngày, không ăn quá nhiều và nên hạn chế các thực phẩm ít đường glucose. Ngoài ra, bạn cũng cần phải tập thể dục thường xuyên để cải thiện khả năng trao đổi chất của cơ thể và hạ đường huyết.
4. Các bệnh nha chu
Nếu bạn đang mắc phải các bệnh nha chu th́ t́nh trạng khô miệng, đắng miệng sẽ thường xuyên xảy ra, nhất là sau khi thức dậy. Nguy hiểm hơn, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây viêm nướu và sâu răng. Ngoài ra, những người có thói quen thở bằng miệng sẽ hay thấy khô nhiều hơn thở bằng mũi.
Khi t́nh trạng này xảy ra, bạn cần phải vệ sinh sạch sẽ răng miệng mỗi ngày. Đánh răng và súc miệng với nước muối loăng thật kỹ và nên đi cạo cao răng để giữ sức khỏe. Đối với những người thích thở bằng miệng, hăy bỏ ngay thói quen đó đi và tập thở bằng mũi ngay lập tức.
Làm thế nào để hạn chế t́nh trạng khô miệng?
Ngoài việc điều trị bệnh, khô miệng hoàn toàn có thể kiểm soát được bằng cách áp dụng các biện pháp đơn giản sau:
- Nhai kẹo cao su không đường thường xuyên để miệng tiết ra nước bọt liên tục.
- Uống đủ nước hàng ngày, nhất là trong bữa ăn.
- Dùng kem đánh răng, nước súc miệng chứa Fluoride và đi khám nha khoa định kỳ.
- Thở bằng mũi thay v́ bằng miệng.
- Tránh chất caffeine, rượu bia, bánh kẹo hoặc các thực phẩm chứa axit.
- Giữ ẩm cho môi.
- Giữ vệ sinh răng miệng luôn sạch sẽ.
VietBF © sưu tầm