Đỏ mặt khi uống rượu là biểu hiện thường gặp ở nhiều người nhưng lại không hề bình thường bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số căn bệnh nguy hiểm.
Bệnh huyết áp cao
Các nghiên cứu về di truyền học cho thấy, người bị đỏ mặt khi uống rượu là do gen ALHD2 quy định.
Tùy vào cơ địa của từng người mà khả năng đáp ứng nồng độ cồn trong máu khác nhau. Do đó, có người khi cần "nhấp môi" một chút rượu bia là đã đỏ mặt.
Một nghiên cứu được thực hiện trên 1700 người của trường Đại học Quốc gia Chungnam (Hàn Quốc) cho thấy kết quả người uống rượu bia đỏ mặt có nguy cơ mắc chứng tăng huyết áp cao hơn 2.27 lần so với người bình thường
Cao huyết áp do uống rượu bia còn làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Một nghiên cứu khác cho thấy, nam giới bị cao huyết áp chỉ cần uống khoảng 150 – 300 ml rượu bia là sẽ có nguy cơ tử vong do đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim cao gấp 2 – 5 lần so với những người bình thường.
Bệnh gan
Cồn trong rượu, bia đi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành aceltedehyde. Ở người bình thường, aceltedehyde được chuyển hóa thành acetate, không gây hại cho sức khỏa.
Tuy nhiên, ở những người hay đỏ mặt vì rượu bia, quá trình chuyển actadehyde thành acetate nhanh hơn người bình thường, lâu ngày sẽ gây nên các bệnh về gan. Do đó, những người dễ đỏ mặt khi nạp đồ uống có cồn có nguy cơ bị bệnh về gan cao hơn người bình thường.
Ngoài triệu chứng đỏ mặt, nếu gặp phải tình trạng buồn nôn, sưng tấy các khớp, đau nhức, đau bụng, mệt mỏi thì có thể cơ thể đang mắc các bệnh như xơ gan, viêm gan B.
Ung thư thực quản
Sự thiếu hụt enzym chuyển hóa rượu ALDH2 ở những người hay bị đỏ mặt có thể dẫn đến sự tích tụ chất acetaldehyde độc hại.
Một số nghiên cứu cho thấy, người bị thiếu ALDH2 nếu uống 2 cốc bia mỗi ngày sẽ có nguy cơ bị ung thư thực quản cáo gấp 10 lần so với người bình thường.
VietBF © sưu tầm