Một nam thanh niên 22 tuổi đã bị chịu án phạt công khai vì 'ăn cơm trước kẻng', khiến bị đánh ngất xỉu, sau khi chàng trai này được làm cho tỉnh lại để lĩnh đủ 100 roi trước khi nam thanh niên đưa tới bệnh viện điều trị gần đó.
Chàng trai ngất xỉu giữa chừng khi đang nhận án phạt 100 roi hôm 5/12. Ảnh: AFP.
Hôm 5/12, chàng trai 22 tuổi bị một người đeo mặt nạ dùng roi mây quất liên tiếp 100 cái lên lưng bên ngoài một nhà thờ Hồi giáo ở huyện Timur, tỉnh Aceh, Indonesia, sau khi bị phát hiện đã có quan hệ tình dục tiền hôn nhân.
Trong lúc đang chịu án phạt, anh này cầu xin dừng tay trước khi ngất xỉu vì quá đau. Nhà chức trách đã làm cho anh ta tỉnh lại, cử nhân viên y tế đến chăm sóc một lúc rồi tiếp tục thi hành án phạt bằng roi. Nam thanh niên sau đó được đưa tới điều trị tại một bệnh viện gần đó.
Cô gái mà anh này "chung đụng" cùng một người đàn ông khác mà cô ta đang có quan hệ tình cảm cũng chịu án phạt tương tự. Khoảng 500 người đã tập trung để chứng kiến màn quất roi, một số người còn hét lên "mạnh hơn nữa đi, mạnh hơn đi".
"Đây là hậu quả mà họ phải hứng chịu vì phạm luật", Muhammad Yunus, một trong số những đứng nhìn, nói với AFP.
Dù bị cả thế giới lên án, hình thức phạt roi công khai hiện vẫn phổ biến đối với một loạt hành vi bị cấm theo luật Hồi giáo địa phương ở vùng Aceh, thuộc đảo Sumatra, bao gồm đánh bạc, uống rượu, yêu đồng tính hay quan hệ tình dục trước hôn nhân.
Aceh hiện là vùng duy nhất ở Indonesia, đất nước có dân số theo đạo Hồi lớn nhất thế giới, áp dụng luật tôn giáo hà khắc.
Hồi tháng 7, ba người cũng bị đánh 100 roi vì tội quan hệ tình dục trước hôn nhân, trong khi năm ngoái có hai người đàn ông hứng chịu án phạt tương tự vì sex với trẻ dưới tuổi thành niên.
Hồi tháng 10, các quan chức vùng Aceh tuyên bố những kẻ săn trộm, đe dọa đến đười ươi, hổ và các loại động vật hoang dã quý hiếm khác cũng có thể sẽ phải lĩnh 100 roi theo luật lệ mới ban hành.
Các tổ chức hoạt động vì quyền con người đã chỉ trích việc công khai quất roi là quá tàn bạo. Tổng thống Indonesia Joko Widodo cũng từng kêu gọi chấm dứt tình trạng này, nhưng hình thức trừng phạt này vẫn nhận được sự ủng hộ rộng rãi của hầu hết người dân theo đạo Hồi ở Aceh.