Làn sóng bán ra MSN xuất hiện khoảng một tháng nay khi phong thanh có tin và lên đỉnh điểm sau khi Masan công bố vụ sáp nhập với Vingroup.
Mă MSN tiếp tục chịu ảnh hưởng lớn bởi thông tin sáp nhập mảng bán lẻ và nông nghiệp của Tập đoàn Vingroup vào Masan Consumer trong phiên 4/12. Áp lực bán dâng cao ngay khi mở cửa khiến cổ phiếu này ch́m trong sắc đỏ suốt thời gian giao dịch, duy tŕ mức giảm 4-6%.
Tuy nhiên, một lệnh hơn 345.000 đơn vị được thực hiện tại giá 62.500 đồng vào phiên ATC giúp MSN thu hẹp đà giảm. Cổ phiếu này chốt phiên với mức giảm 2,6% so với tham chiếu, đồng thời trở thành mă ảnh hưởng tiêu cực nhất đến VN-Index.
MSN ghi nhận phiên giao dịch đột biến về thanh khoản với hơn 5,5 triệu đơn vị khớp lệnh thành công. Khối ngoại bán hơn 4,6 triệu đơn vị, trong khi ḍng tiền bắt đáy chỉ gom khoảng 670.000 đơn vị. Đây là phiên bán ṛng lớn nhất của nhà đầu tư nước ngoài từ đầu năm đến nay.
Trong phiên giao dịch hôm qua (3/12), khối ngoại cũng bán gần 1,4 triệu cổ phiếu khiến MSN giảm sàn. Ba phiên giảm mạnh đầu tuần đă "thổi bay" hơn 8.700 tỷ đồng vốn hóa.
Diễn biến cổ phiếu MSN từ đầu năm đến nay. Ảnh: Tradingview.com.
Tuy nhiên, theo bộ phận Tư vấn đầu tư thuộc Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT, làn sóng nhà đầu tư nước ngoài thoái vốn tại MSN đă xuất hiện khoảng một tháng nay. Tần suất các phiên bán ṛng dày đặc cho thấy đây là hành động chủ đích, có thể xuất hiện từ những thông tin không tích cực được truyền tai nhau. Đối diện với một thông tin chưa đánh giá lợi ích và tác hại, cổ đông thiểu số là các quỹ đầu tư tài chính thường chủ động bán để giảm rủi ro. Masan có thể phải mất rất lâu để thuyết phục nhà đầu tư trở lại và hồi phục giá cổ phiếu.
"Nh́n nhận ở khía cạnh tích cực, tâm lư bán tháo đă lên đỉnh điểm khi khớp lệnh ồ ạt trong phiên hôm nay. Do đó, áp lực bán sẽ giảm trong những phiên tới và tác động của MSN tạo ra cho thị trường không c̣n đáng kể", chuyên gia này nhận định.
Lư giải về việc MSN và VIC tiếp tục diễn biến trái chiều sau thỏa thuận sáp nhập, nhóm phân tích của VNDIRECT cho rằng theo quy luật thông thường, cổ phiếu bên nhận sáp nhập sẽ chịu thiệt trong thời gian đầu. Trong thương vụ này, Masan đóng vai tṛ là bên nhận sáp nhập khi chiếm quyền kiểm soát trong công ty mới và chịu trách nhiệm chính về cơ cấu nhân sự, xử lư vấn đề tài chính, hoạch định chiến lược kinh doanh mới...
Thị trường chứng khoán thế giới từng chứng kiến nhiều trường hợp tương tự. Tại Việt Nam, gần đây nhất là thương vụ sáp nhập giữa Công ty cổ phần Đường Biên Ḥa và Công ty cổ phần Mía đường Thành Thành Công vào năm 2017.
VietBF © sưu tầm