Trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Donald Trump tăng cường các nỗ lực đưa người gốc Việt có tiền án tiền sự trở về nơi họ đă ra đi, nhưng thống đống Gavin Newsom lại nhằm ngăn lệnh trục xuất họ khi vừa ân xá cho hai người tị nạn Việt Nam tới Mỹ lúc c̣n trẻ, bất chấp chính quyền Trump tăng cường trục xuất .
Dat Vu, trái, một cư dân gốc Việt ở Santa Clara County vừa được thống đốc bang California ân xá để giảm nguy cơ bị trụ xuất khỏi nước Mỹ trong khi chính quyền Tổng thống Trump tăng cường nỗ lực đưa người gốc Việt từng phạm tội về trở lại Việt Nam.
Lệnh ân xá cho hai cư dân California gốc Việt, Quyen Mai và Đat Vu, được Thống đốc Newsome thông báo hôm 15/11, thông báo của Văn pḥng Thống đốc Newsom.
Đây là lệnh ân xá mới nhất của ông Newsom, thống đốc thuộc Đảng Dân chủ, dành cho những người nhập cư có tiền án tiền sự, bất chấp chính quyền Tổng thống Trump tăng cường nỗ lực trục xuất họ về nước.
Hai người gốc Việt này đều là cư dân của Quận Santa Clara, đều từng phạm tội năm 19 tuổi và đang đối mặt với lệnh trục xuất về Việt Nam.
Quyen Mai, 36 tuổi, đến Mỹ năm 11 tuổi và từng bị kết án gần 3 năm tù vào năm 2005 v́ là ṭng phạm trong một vụ nổ súng, theo thông tin của Văn pḥng Thống đốc California được AP trích dẫn. Anh hiện là giám đốc điều hành của Quỹ T́nh nguyện Việt Nam với nhiều giải thưởng về phục vụ cộng đồng và là người khởi xướng chương tŕnh talkshow trên radio đầu tiên của giới trẻ gốc Việt tại Mỹ.
Vu Dat, 38 tuổi, đến Mỹ năm 9 tuổi và bị kết án năm 2000 v́ tấn công 3 người đàn ông trong 2 vụ việc riêng biệt và đe dọa một nhân chứng. Anh hiện đă kết hôn với một công dân Mỹ và có hai con nhỏ.
Ngoài hai người gốc Việt được ân xá hôm 15/11 c̣n có một người đến từ Campuchia và cũng từng phạm tội cách đây 2 thập kỷ, lúc 19 tuổi.
Văn pḥng của Thống đốc Newsom nói rằng hành vi phạm tội của những người này đều xảy ra cách đây ít nhất 16 năm và gọi lệnh trục xuất hiện nay là “một hệ quả bất công gây tổn hại đến gia đ́nh và cộng đồng của họ.”
Hồi tháng 8, ông Newsom từng ân xá cho 7 người nhập cư, trong đó có một người gốc Việt tên Quoc Nguyen.
Theo luật pháp Mỹ, lệnh ân xá không tự động giúp người từng phạm tội tránh khỏi bị trục xuất ví nó không tự động xóa bỏ tiền án tiền sự của họ, yếu tố khiến họ bị phát lệnh trục xuất. Tuy nhiên, quyết định ân xá có tác dụng nhấn mạnh sự hoàn lương của người đó sau khi phạm tội, theo AP.
Trục xuất chưa từng có
Số lượng người có quốc tịch Việt Nam bị trục xuất khỏi Mỹ tăng vọt trong 3 năm trở lại đây, với tổng số 284 người, theo số liệu thống kê của cơ quan thực thi di trú và hải quan Mỹ (ICE) cung cấp cho VOA. Đây là một sự tăng “chưa từng có” so với trước đây, theo dân biểu Alan Lowenthal nói hồi tuần trước.
Chính quyền Tổng thống Trump được cho là đang t́m cách diễn giải lại một hiệp định được kư kết giữa Mỹ và Việt Nam năm 2008, trong đó bảo vệ những di dân Việt tới Mỹ trước năm 1995 không bị trục xuất về nước cho dù họ có phạm tội.
Nỗ lực này của chính quyền Trump đă vấp phải phản đối từ cộng đồng người Việt ở Mỹ cũng như nhiều nhà lập pháp trong Quốc hội Mỹ.
Tuần trước, một buổi điều trần với các nhân chứng về sự tăng đột biến số lượng người gốc Đông Nam Á và Thái B́nh Dương bị bắt giữ và bị trục xuất khỏi Mỹ dưới thời chính quyền Trump đă diễn ra tại trụ sở Quốc hội Mỹ ở thủ đô Washington.
Đưa ra một ví dụ về sự tăng vọt này, dân biểu Alan Lowenthal, đại diện tiểu bang California nơi có đông người Việt sinh sống nhất tại Mỹ, nói rằng số lượng người gốc Việt bị trục xuất dưới thời Tổng thống Trump tăng gần 180%.
“Chính quyền Trump ít quan tâm đến hậu quả của chính sách trục xuất tàn nhẫn và bừa băi của họ đối với các gia đ́nh và cộng đồng,” dân biểu Lowenthal nói. “Nhiều người trong số những người này không biết về quê hương nào khác ngoài Mỹ.”
Theo ông Lowenthal, đây là một vấn đề nhân quyền “đ̣i hỏi một giải pháp nhân đạo và nhân ái.” Một giải pháp mà vị dân biểu này nói “sẽ tiếp tục đấu tranh.”
“Chúng ta không thể đơn giản gạt bỏ các thành viên trong cộng đồng của ḿnh và trục xuất họ đến một nơi mà họ không biết,” dân biểu đại diện địa hạt 47 của California nói. “Điều này rơ ràng là sai và không phải là những ǵ chúng ta đại diện cho một quốc gia.”