11/07/19
Ngày 6/11, Phủ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, Tổng thống nước này Recep Tayyip Erdogan sẽ thăm Mỹ tuần tới theo lời mời của Tổng thống Donald Trump. Cùng ngày, trên Twitter, ông Trump thông báo đă có cuộc điện đàm "tuyệt vời" với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ và hy vọng sẽ được tiếp đón nhà lănh đạo Ankara tại Washington.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan gặp gỡ nhau bên lề Hội nghị G20 ở Osaka, Nhật Bản. (Nguồn: Reuters)
Ông Trump nêu rơ tại cuộc điện đàm, hai bên thảo luận về khu vực biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, chiến dịch truy quét khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, chấm dứt sự thù địch với người Kurd và nhiều chủ đề khác.
Ngày 1/11, Tổng thống Trump trả lời báo giới Mỹ rằng Tổng thống Erdogan rất phấn khởi và muốn tới Nhà Trắng. Dù vậy, sau đó, giới chức Ankara cho biết, nhiều khả năng Tổng thống Erdogan sẽ hoăn chuyến thăm trên do bất đồng giữa hai nước về cuộc xung đột Syria và việc Hạ viện Mỹ công nhận vụ thảm sát người Armenia dưới thời Đế chế Ottoman là một cuộc diệt chủng.
Hai vị lănh đạo thân t́nh…
Quan hệ giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ trong khoảng thời gian gần đây không có mấy tiến triển tốt đẹp, khi luôn đối đầu trong những vấn đề nhất định, đặc biệt là Syria. Thế nhưng, giữa những căng thẳng đó, ông Trump và ông Erdogan vẫn giữ được mối quan hệ thân thiết. Hai nhà lănh đạo liên tục có những cuộc gặp gỡ và điện đàm để bàn luận về nhiều vấn đề quan trọng.
Ví dụ, vào tháng 10, sau khi kết thúc cuộc nói chuyện điện thoại với ông Erdogan, ông Trump lập tức tuyên bố rút quân đội Mỹ khỏi Syria. Động thái này đă mở đường cho quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân vào lănh thổ quốc gia hàng xóm, dẫn đến một loạt hoạt động bạo lực và bất ổn ở khu vực Trung Đông. Ông Trump đă phải hứng chịu “búa ŕu” từ những nhà lập pháp Mỹ và bị lên án rằng ông đă phản bội đồng minh người Kurd, “bật đèn xanh” cho cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ và dọn đường cho sự hồi sinh của IS.
Chịu sức ép của dư luận, ông Trump đành phải ra lệnh trừng phạt cho Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng lại nhanh chóng rút lại vài ngày sau đó, khi chính quyền của ông đă đàm phán thành công một lệnh ngừng bắn giữa Ankara và lực lượng người Kurd. Theo thỏa thuận ngừng bắn, phía Thổ Nhĩ Kỳ cũng cam kết tiếp tục hợp tác với Mỹ trong cuộc chiến chống lại IS.
Ngoài ra, ông Trump đă nhiều lần lên tiếng bảo vệ ông Erdogan, nhất là việc ông không đưa ra các lệnh trừng phạt với Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến hợp đồng mua hệ thống pḥng thủ S-400 của Nga. Ông chủ Nhà Trắng từng đổ lỗi cho cựu Tổng thống Barack Obama v́ đă từ chối bán hệ thống tên lửa Patriot cho Thổ Nhĩ Kỳ, khiến nước này quyết mua hệ thống tên lửa S-400 của Nga.
… nhưng cũng có bất b́nh
Ai chả có những lúc không đồng ư với quan điểm với người bạn của ḿnh và hai vị lănh đạo này cũng vậy. Ngày 9/10 vừa qua, ông Trump đă gửi một bức thư cho ông Erdogan, với những lời lẽ gây sốc, cảnh báo rằng ông Erdogan không nên là một "người cứng đầu" hay "kẻ ngốc" khi để cho các lực lượng của ḿnh tấn công vào miền Bắc Syria. Bức thư được ông Trump gửi trước khi Thổ Nhĩ Kỳ phát động chiến dịch quân sự tại Syria chỉ vài giờ.
Ông Erdogan cũng không mấy hài ḷng khi nhận được bức thư này, ông nói với các phóng viên ở Istanbul hôm 18/10 rằng đây là một bức thư không phù hợp với các quy chuẩn ngoại giao và nhất định sẽ không quên của những câu từ trong đó. Ngoài ra, hôm 1/11 vừa qua, ông Erdogan nói rằng ông sẽ mang bức thư này tới Washington để trả lại cho ông Trump và ông có nhiều điều cần phải nói trước mặt Tổng thống Mỹ.
Hai nhà lănh đạo đều đang gặp phải những khó khăn khá giống nhau trong nước khi cuộc gặp gỡ này đều bị phản đối dữ dội và bị các phe đối lập cố gắng ngăn chặn. Trong khi đó, ngày 13/11 tới đây sẽ là ngày đầu tiên diễn ra phiên điều trần luận tội công khai Tổng thống Trump tại Hạ viện Mỹ, báo hiệu cho một ngày căng thẳng tại Washington.
Mặc cho những lùm xùm, ông Trump và ông Erdogan vẫn cố gắng cho cuộc gặp gỡ này diễn ra đúng thời điểm được định sẵn. Điều này chứng tỏ rằng cả hai nhà lănh đạo vẫn dành cho nhau sự tôn trọng nhất định và vẫn có ư định để cho t́nh bạn này kéo dài hơn nữa. Đôi khi, cách giải quyết mâu thuẫn tốt nhất giữa những người bạn là dành thời gian đối thoại với thái độ tích cực nhất.
Khi ấy, chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ được kỳ vọng giúp hai quốc gia t́m ra được tiếng nói chung trong nhiều vấn đề, dập tắt những luận điệu không mấy thiện chí của phe đối lập.
TGVN