Những kẻ buôn người kiếm tiền từ nhiều người Trung Quốc chấp nhận trả hàng ngh́n USD để được đưa sang Anh trả nợ cờ bạc nhưng cuối cùng lại gánh thêm những khoản nợ khổng lồ, khiến đă tử vong trước khi tới Anh do chết ngạt hoặc chết cóng trong "cỗ quan tài di động" với nhiệt độ có thể xuống tới -25 độ C.
Chiếc xe container chứa thi thể 39 di dân Trung Quốc.
Sáng sớm ngày 23/10, các nhà chức trách Anh bàng hoàng phát hiện 39 thi thể bên trong một thùng container từ Bỉ chuyển tới khu công nghiệp Waterglade, thị trấn Grays, đông bắc Anh.
Tài xế xe container Mo Robinson, 25 tuổi là người đă tŕnh báo vụ việc với cảnh sát. Nhóm người được cho là di dân đă tử vong trước khi tới Anh do chết ngạt hoặc chết cóng trong "cỗ quan tài di động" với nhiệt độ có thể xuống tới -25 độ C.
Một ngày sau, cảnh sát hạt Essex cho biết 39 thi thể, gồm 31 người đàn ông và 8 người phụ nữ, được t́m thấy trong thùng container được chuyển từ Bỉ tới là công dân Trung Quốc.
Các nhà điều tra làm việc tại hiện trường vụ việc.
The Guardian dẫn lời các chuyên gia từng tiếp xúc với các di dân Trung Quốc cho biết, những người muốn sang Anh để kiếm tiền thường có thể phải trả cho những kẻ buôn người khoản tiền lên tới 14.000 bảng Anh (tương đương 18.000 USD hoặc hơn 400 triệu đồng).
Bà Sulaiha Ali, thuộc công ty tư vấn pháp luật về nhập cư Anh Duncan Lewis, cho biết nhiều công dân Trung Quốc mà bà từng đại diện là nạn nhân buôn người, đến Anh kiếm tiền để trả những món nợ cờ bạc khổng lồ mà họ không thể trả hết nếu ở lại Trung Quốc và để tránh bị các chủ nợ đe dọa. Có trường hợp một người đàn ông c̣n gửi vợ sang Anh để kiếm tiền trả nợ cho anh ta.
Theo bà Ali, những người nợ nần tại Trung Quốc thường bị các chủ nợ cho vay nặng lăi gây áp lực và chính những kẻ này đă tổ chức đưa các con nợ sang Anh để kiếm tiền. Số khác tự t́m đến những kẻ môi giới với chi phí từ 7.000 đến 14.000 bảng (9.000 - 18.000 USD).
Bà Ali cho biết, phần lớn khách hàng của bà đến Anh bằng máy bay hơn là xe tải. Khi làm việc ở Anh, họ bị rơi vào cảnh bó buộc v́ nợ nần v́ tất cả số tiền họ kiếm được đều dùng để trả nợ.
"Họ có thể được đón ở sân bay và sau đó đưa thẳng đến một nhà thổ hoặc nhà hàng, nơi họ phải gồng ḿnh làm việc. Những kẻ buôn người sẽ bóc lột họ. Họ thường sợ hăi và không tin tưởng chính quyền. Những người báo tin có thể bị Bộ Nội vụ Anh làm ngơ và cuối cùng họ lại bị đẩy vào trong các trại giam. Nhiều người rơi vào t́nh cảnh rất bi thảm", bà Ali nói.
Báo cáo thường niên của chính phủ Anh năm 2018 về t́nh trạng nô lệ hiện đại ghi nhận, Trung Quốc xếp thứ tư về số lượng các nạn nhân bị giam làm nô lệ tại nước này. Trong khi đó, theo dữ liệu của Bộ Nội vụ, phụ nữ Trung Quốc là nhóm đông nhất bị giam tại trại giam Yarl’s Wood năm ngoái, với 420 người.
"Trung Quốc là nước có nhiều nam giới, phụ nữ và trẻ vị thành niên bị dụ dỗ sang Anh và các nước châu Âu khác với lời hứa hẹn có một công việc hợp pháp, để rồi bị cưỡng ép lao động hoặc bán dâm. Họ là những người có nhu cầu bảo vệ thực sự và cần phải thừa nhận rằng họ đă buộc phải đưa ra những lựa chọn tuyệt vọng này v́ cuộc sống ở quê nhà gặp nguy hiểm", bà Ali nói.