Việc Mỹ không ngăn Thổ Nhĩ Kỳ tấn công Syria có thể nhằm cứu văn chương tŕnh tiêm kích F-35 và khôi phục quan hệ song phương sau khi Ankara quyết chí mua rồng lửa của Nga bất chấp sự trừng phạt của Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc điện đàm tuần trước với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đă đồng ư rút khoảng 50 binh sĩ Mỹ đồn trú ở biên giới phía bắc Syria, nhằm tạo điều kiện cho Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân xuống phía nam, mở đầu chiến dịch Mùa xuân Ḥa b́nh chống lại dân quân người Kurd.
Một quan chức quốc pḥng cấp cao giấu tên của Mỹ cũng cho biết Lầu Năm Góc sẽ rút gần như toàn bộ binh sĩ ở Syria trong vài tuần tiếp theo, chỉ để lại một đơn vị đồn trú nhỏ ở căn cứ Al Tanf gần biên giới Jordan. Động thái này trên thực tế sẽ chấm dứt sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Syria sau 5 năm đổ nhiều tiền của chống phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở nước này.
Lính Mỹ (trái) bắt tay lính Thổ Nhĩ Kỳ ở đông bắc Syria hồi đầu tháng 10. Ảnh: BBC.
Từ 14/10, các đặc nhiệm Mỹ đă bắt đầu rút lui một cách chóng vánh khỏi các tiền đồn ở biên giới Syria, nhường lại quyền kiểm soát các khu vực chiến lược cho quân đội chính phủ Syria và Nga. Giới phân tích đánh giá Washington có nhiều động lực đằng sau quyết định trên, dù chúng có thể gây hại đến ảnh hưởng của Mỹ về lâu dài.
Ali Demirdas, chuyên gia ngành khoa học chính trị thuộc đại học South Carolina ở Mỹ, nhận định một trong nguyên nhân hàng đầu khiến Mỹ làm ngơ trước chiến dịch tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ chính là dự án siêu tiêm kích F-35.
Thượng nghị sĩ Lindsey Graham, đồng minh thân cận của Tổng thống Mỹ Donald Trump, hồi tháng trước tiết lộ Washington đang t́m cách kéo Ankara trở lại chương tŕnh siêu tiêm kích F-35. Tuyên bố này khiến nhiều người ngạc nhiên bởi Thổ Nhĩ Kỳ bị gạt khỏi dự án hồi tháng 7, quốc hội Mỹ cũng liên tục đe dọa áp dụng Đạo luật Chống đối thủ của Mỹ thông qua Lệnh cấm vận (CAATSA) để phản đối việc Ankara mua tên lửa pḥng không S-400 của Moskva.
Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ từng nhiều lần xảy ra bất đồng, nhất là khi Washington hậu thuẫn Các đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG) ở Syria, lực lượng bị Ankara coi là tổ chức khủng bố và mối đe dọa an ninh hàng đầu.
Ư định áp dụng đạo luật CAATSA của Mỹ vấp phải phản ứng quyết liệt khi Thổ Nhĩ Kỳ dọa trả đũa bằng một cuộc tấn công quy mô lớn vào khu vực YPG kiểm soát ở Syria và thiết lập vùng an toàn.
Washington đă cử đặc phái viên về Syria đến Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 8 để ngăn Ankara tấn công YPG. Trump và Erdogan cũng thống nhất tăng giá trị thương mại song phương lên 75 tỷ USD trong cuộc gặp bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Nhật Bản. Các động thái này đều nhằm thuyết phục Ankara từ bỏ hành động quân sự và tham gia tuần tra chung với Washington dọc biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria.
Đề nghị đưa Thổ Nhĩ Kỳ trở lại dự án F-35 được xem là nỗ lực cuối cùng để thuyết phục Ankara không hủy hoại "dự án YPG" mà Lầu Năm Góc dày công xây dựng suốt hơn 5 năm qua. Ở một góc độ khác, động thái này cũng được nh́n nhận như là nỗ lực cứu văn chương tŕnh tiêm kích đắt đỏ nhất lịch sử khi một trong những đối tác chủ chốt bị gạt khỏi dự án..
Chương tŕnh F-35 liên tục bị chỉ trích v́ quá tốn kém và nhiều lần chậm tiến độ. Dù đă được đầu tư 1.500 tỷ USD, ḍng siêu tiêm kích luôn gặp trục trặc kỹ thuật ảnh hưởng đến khả năng vận hành, chưa kể tới nhiều sự cố uy hiếp an toàn bay.
Nhà sản xuất Lockheed Martin gặp rất nhiều khó khăn khi t́m kiếm khách hàng để bù đắp chi phí. Đầu năm nay, Đức hủy kế hoạch mua F-35 và chuyển sang tiêm kích Typhoon. Chương tŕnh F-35 tiếp tục bị đe dọa bởi một loạt dự án liên doanh phát triển tiêm kích như FCAS của Pháp - Đức - Tây Ban Nha hay Tempest của Anh, Italy và Thụy Điển.
Trước khi bị gạt khỏi dự án, Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia đặt mua nhiều tiêm kích F-35 thứ ba thế giới, chỉ xếp sau Mỹ và Nhật Bản. "Sẽ không thông minh khi gạt bỏ quốc gia đặt mua hơn 100 máy bay trong bối cảnh Mỹ có thể mất nhiều thị trường tiềm năng", Demirdas nhận xét.
Bản thân chương tŕnh F-35 cũng gặp vấn đề nghiêm trọng về dây chuyền sản xuất phụ tùng thay thế. Văn pḥng Kiểm toán Chính phủ Mỹ (GAO) hồi tháng 4 cảnh báo chỉ 27% tiêm kích F-35 trên toàn cầu đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ, thấp hơn nhiều so với mức tối thiểu 60% như yêu cầu.
Nguyên nhân là tiêm kích F-35 liên tục được chỉnh sửa và nâng cấp, gây ra t́nh trạng không tương thích với những phụ tùng nguyên gốc. Việc giữ Thổ Nhĩ Kỳ lại dự án càng trở nên cấp thiết khi ngành công nghiệp hàng không nước này chế tạo tới hơn 900 linh kiện chủ chốt của F-35, bao gồm một phần khung thân, cụm càng đáp và kính buồng lái.
"Các hợp đồng F-35 sẽ tiếp tục bị trễ tiến độ và đội chi phí nếu Thổ Nhĩ Kỳ bị gạt khỏi dự án", Ellen Lord, Thứ trưởng Quốc pḥng Mỹ phụ trách mua sắm và bảo dưỡng trang bị, thừa nhận.
Tổng thống Trump hôm 8/10 nhấn mạnh tầm quan trọng của Thổ Nhĩ Kỳ với chương tŕnh F-35, cho rằng họ là đối tác thương mại lớn của Mỹ. "Những hành động của Mỹ gần đây cho thấy họ đang t́m cách giải quyết các bất đồng với Thổ Nhĩ Kỳ, một trong những đối tác và đồng minh quan trọng nhất trên thế giới", chuyên gia Demirdas nhấn mạnh.
VietBF © sưu tầm