17/10/2019
Từ nghiên cứu hải sâm tới nghiên cứu ung thư, Việt Nam và Úc sẽ bắt đầu hợp tác về các sáng kiến khoa học nhằm chỉ ra cách thức mà đổi mới sáng tạo có thể được sử dụng để mang lại những lợi ích của tăng trưởng kinh tế đến cho nhiều người hơn trong dân chúng.
Thủ tướng Úc Scott Morrison và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, Hà Nội, ngày 23/8/2019
Chính phủ Úc đă tặng hơn 1,6 triệu đô la Úc cho ba giải thưởng dành cho 3 đội tham gia cuộc thi đua do chính phủ Úc và Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam đồng tổ chức trong khuôn khổ chương tŕnh Đổi mới sáng tạo Aus4Innovation.
Các đội doạt giải gồm ba cặp trường đại học, một đại học Việt Nam và một đại học Úc, cùng hợp tác để nghiên cứu khoa học.
“Mối quan hệ hợp tác đổi mới sáng tạo giữa Australia và Việt Nam đă chứng minh là một cơ chế hiệu quả để hai nước chia sẻ những mô h́nh và phương pháp hữu hiệu nhằm cải thiện hệ thống đổi mới sáng tạo của hai quốc gia.”
Tại buổi lễ trao giải ở Hà Nội vào tuần trước Thứ trưởng Bùi Thế Duy của Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết:
" Chúng tôi hy vọng rằng nguồn tài trợ từ chương tŕnh Aus4Innovation sẽ cho thấy đổi mới sáng tạo, đặc biệt khi được đồng triển khai và phát triển, có thể tạo ra sự thay đổi và mang lại sự bền vững về kinh tế, xă hội, môi trường như thế nào."
Các nhà khoa học nhận được tài trợ đang nghiên cứu cách sản xuất một hoóc môn mà họ tin là có thể tăng năng suất của việc trồng hải sâm.
Điều này rất quan trọng đối với Việt Nam bởi v́ nước này muốn nông dân tăng năng suất để có đươcọ một kế sinh nhai bền vững trong khi không làm cạn kiệt quá nhiều tài nguyên mà gây hại cho môi trường.
Những người nhận tài trợ là các nhà nghiên cứu từ Đại học Sunshine (USC) ở Úc và Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản Số Ba (RIA3) ở Nha Trang, địa điểm du lịch nổi tiếng với nhiều ḥn đảo.
Họ cạnh tranh với 115 đội khác tại Việt Nam để xin tài trợ và được chọn dựa trên "ảnh hưởng tích cực đối với kinh tế và xă hội ", đại sứ quán Úc tại Hà Nội cho biết trong một thông cáo báo chí.
Một trong ba toán đoạt giải là một dự án hợp tác giữa Đại học Sydney và Viện Chính sách và Chiến lược Y tế Quốc gia (NHSPI) tại Việt Nam, đang nghiên cứu cách cải thiện các phương pháp chẩn đoán ung thư vú.
Cuối cùng, một trong những đội chiến thắng sẽ sử dụng công nghệ được coi là một phần của uộc "Cách mạng công nghiệp lần thứ tư" để cải thiện việc giám sát và xử lư nước.
Công nghệ cụ thể không được miêu tả, nhưng dựa trên ứng dụng của nó, nó có thể liên quan tới các thiết bị "internet ", như các thiết bị cảm biến có chip để kết nối với internet, để có thể thu thập dữ liệu. Nhóm nghiên cứu này đến từ Đại học Công nghệ Sydney (UTS) và Đại học Kỹ thuật và Công nghệ Quốc gia Việt Nam (VNU-UET).
Bà Rebecca Bryant, Tham tán tại Đại sứ quán Úc, nói:
"Các mối quan hệ sâu sắc hơn, chặt chẽ hơn giữa các hệ thống đổi mới sáng tạo của chúng ta là mục tiêu chính của quan hệ đối tác chiến lược của Úc với Việt Nam". Bà nói: "Tôi lấy làm vui mừng khi thấy các viện nghiên cứu của hai nước chúng ta càng tăng cường hợp tác."