Trong khi Mỹ đă có thiện chí gặp thượng đỉnh với Triều Tiên nhưng B́nh nhưỡng vẫn phóng thử tên lửa. Mục đích của Triều Tiên muốn phô diễn tiềm lực trước đàm phán với Mỹ và thể hiện sự cứng rắn với các nước láng giềng khi phóng thử Pukguksong-3.
Triều Tiên khai hỏa tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) Pukguksong-3 sáng 2/10, đánh dấu vụ thử SLBM đầu tiên của nước này trong ba năm qua.
"Đây là vũ khí có tầm bắn xa nhất được B́nh Nhưỡng thử nghiệm kể từ năm 2017, thời điểm nước này tuyên bố ngừng thử hạt nhân và tên lửa tầm xa. Về cơ bản, họ không phá vỡ cam kết, nhưng vụ phóng tên lửa Pukguksong-3 vẫn là động thái leo thang rơ ràng so với các đợt thử tên lửa đạn đạo tầm ngắn và pháo phản lực dẫn đường trước đây", chuyên gia quân sự Tyler Rogoway nhận xét.
Các chuyên gia quân sự cho rằng với vụ phóng tên lửa Pukguksong-3, Triều Tiên đang phát đi thông điệp cứng rắn hơn rất nhiều tới Mỹ và các đồng minh của Washington ở Đông Bắc Á.
Pukguksong-3 có tầm bắn ước tính khoảng 2.000 km, biến nó trở thành tên lửa dùng nhiên liệu rắn có tầm bắn lớn nhất từng được B́nh Nhưỡng thử nghiệm. Tầm bắn này khiến Pukguksong-3 được xếp vào nhóm tên lửa đạn đạo tầm trung, có thể bắn tới mọi mục tiêu trên lănh thổ Hàn Quốc và Nhật Bản.
"Vụ thử cho thấy bước tiến lớn của Triều Tiên nhằm phóng vũ khí hạt nhân từ tàu ngầm, đồng thời giúp B́nh Nhưỡng tiến gần tới phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) dùng nhiên liệu rắn có khả năng bắn tới Mỹ", nhà phân tích David Gilbert nhận xét.
Các mẫu ICBM Triều Tiên có tầm bắn bao trùm lănh thổ Mỹ như Hwasong-14 và Hwasong-15 đều dùng nhiên liệu lỏng, đ̣i hỏi thời gian chuẩn bị dài trước mỗi vụ phóng và phụ thuộc vào các căn cứ cố định, cho phép Mỹ theo dơi hoạt động của chúng.
Tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn sẽ loại bỏ nhược điểm này, do nhiên liệu rắn không cần quy tŕnh bảo quản phức tạp và có thể sẵn sàng triển khai chỉ trong ṿng 5-10 phút. Điều này hạn chế đáng kể khả năng cảnh báo sớm và đánh chặn của đối phương, giúp Triều Tiên tăng cường năng lực răn đe.
"B́nh Nhưỡng từng sử dụng SLBM Pukguksong-1 làm nền tảng phát triển phiên bản Pukguksong-2 phóng từ mặt đất. Quá tŕnh tương tự cũng có thể lặp lại với Pukguksong-3, nó nhiều khả năng sẽ được dùng để phát triển tên lửa đạn đạo tầm trung hoặc ICBM dùng nhiên liệu rắn phóng từ mặt đất", Gilbert nói thêm.
H́nh ảnh do Triều Tiên công bố cho thấy quả đạn ứng dụng cơ cấu phóng lạnh, rời ống phóng thẳng đứng và vọt lên mặt biển nhờ tầng đẩy sơ tốc trước khi động cơ chính kích hoạt. Việc phóng tên lửa từ dưới ḷng biển giúp Triều Tiên giữ bí mật tối đa đ̣n tấn công, gây khó khăn cho quá tŕnh phát hiện và đánh chặn của đối phương.
Mối đe dọa từ SLBM cũng tỷ lệ thuận với tầm hoạt động của tàu ngầm mang chúng. Các tàu ngầm Đề án 633 trong biên chế nước này có thể di chuyển liên tục gần 15.000 km, nguyên mẫu tàu ngầm lớp Sinpo phát triển riêng cho SLBM có tầm hoạt động khoảng 2.500 km.
Điều đó giúp Triều Tiên mở rộng địa bàn hoạt động cho tàu ngầm, mang lại nhiều tùy chọn tấn công mục tiêu tại châu Á - Thái B́nh Dương, trong đó có cả căn cứ chiến lược của Mỹ trên đảo Guam.
Tên lửa Pukguksong-3 được Triều Tiên phóng thử sáng 2/10. Ảnh: KCNA.
Ngoài mục đích kiểm tra tính năng vũ khí và răn đe, dường như vụ thử tên lửa Pukguksong-3 cũng là cách B́nh Nhưỡng phản ứng trước những bất ổn trong nội bộ nước Mỹ và căng thẳng giữa các đồng minh của Washington.
"Chính quyền Mỹ đang vướng vào lùm xùm chính trị có thể dẫn tới những thay đổi lớn trong chính sách. Triều Tiên lo ngại rằng cơ hội đàm phán với Tổng thống Mỹ Donald Trump, người luôn tỏ ra tích cực về triển vọng đối thoại cùng Kim Jong-un và sẵn sàng đưa ra nhiều nhượng bộ, sắp chấm dứt", Pollack nêu quan điểm, cho rằng vụ thử SLBM là nỗ lực gây ảnh hưởng tới các cuộc đàm phán trong tương lai mà vẫn giữ cam kết về thử vũ khí của B́nh Nhưỡng.
Cùng lúc đó, Triều Tiên cũng muốn gửi thông điệp cứng rắn tới Hàn Quốc và Nhật Bản, các đồng minh thân cận của Mỹ ở Đông Á nhưng đang vướng vào t́nh trạng đối đầu v́ tranh chấp thương mại và vấn đề lịch sử. Seoul hồi tháng 8 chấm dứt hiệp ước chia sẻ thông tin t́nh báo với Tokyo, gây lo ngại về nguy cơ mất khả năng giám sát các hoạt động của B́nh Nhưỡng, trong đó có thử tên lửa.
Nhật Bản đang t́m cách giải quyết t́nh trạng này bằng cách triển khai khí tài theo dơi Triều Tiên. Một máy bay t́nh báo điện tử RC-2 của Lực lượng pḥng vệ trên không Nhật Bản (JASDF) đă xuất hiện gần bán đảo Triều Tiên ngay sau vụ thử Pukguksong-3.
"Triều Tiên đang muốn chiếm lợi thế tối đa trong đàm phán. Họ cũng tính đến nhiều yếu tố như cuộc phô diễn sức mạnh quân sự của chúng tôi", Bộ trưởng Quốc pḥng Hàn Quốc Jeong Kyeong-doo nói hôm 2/10, đề cập tới buổi trưng bày nhiều khí tài hiện đại nhất của Seoul, gồm cả siêu tiêm kích F-35A, trước đó một ngày. B́nh Nhưỡng có thể coi đây là dấu hiệu cho thấy Seoul đang thay đổi thái độ sau nhiều lần t́m cách cải thiện và b́nh thường hóa quan hệ liên Triều.
Quả đạn Pukguksong-3 lấy độ cao sáng 2/10. Ảnh: KCNA.
"Đây dường như là bước đi nhằm kiểm tra giới hạn của các nước láng giềng", Joshua Pollack, chuyên gia vũ khí và biên tập tạp chí Chống phổ biến vũ khí, nhận xét.
Vụ thử SLBM diễn ra trong bối cảnh chính phủ Nhật Bản thúc đẩy kế hoạch xây dựng nhiều hệ thống lá chắn tên lửa Aegis Ashore của Mỹ trên lănh thổ nước này, bất chấp hàng loạt khó khăn và đội giá. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang áp dụng chính sách cứng rắn với Triều Tiên tương tự Mỹ.
Truyền thông Nhật Bản hồi tháng 9 cho biết lực lượng pḥng vệ nước này không thể theo dơi được một số lần thử vũ khí tầm ngắn của B́nh Nhưỡng trước đó. Vụ phóng tên lửa Pukguksong-3 có thể giúp Triều Tiên phô diễn năng lực tấn công mọi mục tiêu trên lănh thổ Nhật Bản.
"Lần thử SLBM này nhấn mạnh rằng Triều Tiên vẫn duy tŕ các chương tŕnh phát triển vũ khí bất chấp đ̣n cấm vận từ Mỹ và quốc tế. Kim Jong-un cũng chứng tỏ rằng t́nh h́nh trên bán đảo Triều Tiên có thể thay đổi rất nhanh chóng nếu B́nh Nhưỡng không thấy các tiến bộ mà họ mong muốn trong những cuộc đàm phán tương lai", Rogoway cảnh báo.
VietBF © sưu tầm