Ngư lôi là một loại vũ khí tự di chuyển trong nước, chuyên mang thuốc nổ lao vào tàu thuyền của đối phương. Ngư lôi là đạn chính của tàu ngầm tấn công và tàu phóng lôi, ngoài ra c̣n có thể được bắn từ tàu nổi và máy bay. Trang mạng quốc pḥng Mỹ đánh giá cao ngư lôi chống ngầm của Nga.
Shkval được phát triển vào những năm 1960 của thế kỷ 20 như là vũ khí để tiêu diệt nhanh các tàu ngầm trang bị tên lửa của NATO, có thể mang đầu đạn hạt nhân đến mục tiêu với tốc độ "chưa từng có."
Trang mạng quốc pḥng National Interest của Mỹ ngày 14/9 có bài viết cho rằng tốc độ ấn tượng của loại ngư lôi chống ngầm Shkval mà Nga chế tạo có thể làm thay đổi hoàn toàn cục diện hải chiến.
Ngư lôi Shkval chỉ được biết đến vào giữa thập niên 1990, dù thực tế ngư lôi này được phát minh ra từ thời Xô Viết.
Trong thời gian Chiến tranh Lạnh, các tàu nổi và tàu ngầm đạt tốc độ không quá 50 hải lư/giờ, song ngư lôi Shkval có thể đạt tới tốc độ 200 hải lư/giờ (tương đương 370 km/h).
Tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân Dmitry Donskoi của Nga.
Không giống như các ngư lôi khác, ngư lôi này được đẩy bằng động cơ tên lửa.
Các nhà phát triển đă có thể giảm đáng kể sức cản của nước tác động lên ngư lôi nhờ chế độ siêu bong bóng (supercavitation), theo đó các bong bóng h́nh thành xung quanh ngư lôi, nhờ đó, Shkval di chuyển trong khoảng bong bóng.
Ngư lôi được trang bị đầu đạn hạt nhân, đảm bảo có thể diện gọn mục tiêu.
Bài viết cho rằng cái gọi là "ngư lôi siêu bong bóng" này sẽ cho phép "chinh phục cả thế giới chỉ sau một đêm."
Ban đầu, Shkval được phát triển vào những năm 1960 của thế kỷ 20 như là vũ khí để tiêu diệt nhanh các tàu ngầm trang bị tên lửa của tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Shkval mang đầu đạn hạt nhân đến mục tiêu với tốc độ "chưa từng có."
Đầu đạn mới của ngư lôi siêu bong bóng có thể di chuyển nhanh đến khu vực có mục tiêu, sau đó nó chạy chậm lại để xác định chính xác mục tiêu.
Loại ngư lôi này phát ra tiếng động lớn và có thể giúp phát hiện ra vị trí con tàu đă phóng nó đi, tuy nhiên tốc độ 200 hải lư/h cùng đầu đạn hạt nhân hoàn toàn có thể khỏa lấp nhược điểm này trong điều kiện chiến tranh trên biển./.
VietBF@ sưu tầm.