Chính trường Mỹ lại dây sóng bằng việc ông John Bolton nộp đơn từ chức cố vấn an ninh quốc gia. Từ lâu giữa ông John Bolton và ông Trump đă tồn tại những mâu thuẫn trong chính sách ngoại giao. Dưới đây là những nguyên nhân chính khiến cả 2 không c̣n chung chí hướng.Tổng thống Mỹ Donald Trump đă sa thải cố vấn an ninh quốc gia thứ 3 của ông, John Bolton, khi hai người có lập trường mâu thuẫn về một loạt vấn đề lớn trong chính sách đối ngoại.
Tổng thống Trump và Cố vấn an ninh Nhà Trắng John Bolton thường xuyên xung đột với nhau trong việc giải quyết các thách thức lớn về chính sách đối ngoại mà nước Mỹ đang phải đối mặt. Ông Bolton, một cố vấn an ninh quốc gia từ lâu đă được xem là “diều hâu”, thường có quan điểm trái ngược với Tổng thống Trump. Ông Bolton ủng hộ các lệnh trừng phạt và hành động quân sự phủ đầu nhằm vào một số nước mà ông Trump đang t́m cách theo đuổi con đường ngoại giao.
Thậm chí ngay trong ngày hôm qua, ông Trump và ông Bolton vẫn bất đồng với nhau về sự ra đi của cố vấn an ninh Nhà Trắng.
Chỉ 90 phút trước khi ông Bolton tham dự cuộc họp với báo chí cùng Ngoại trưởng Mike Pompeo và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin, Tổng thống Trump đă viết trên Twitter rằng, ông đă yêu cầu ông Bolton phải nộp đơn từ chức vào tối 9/9 và ông Bolton đă chấp hành vào sáng hôm sau.
Tuy nhiên, phản hồi câu hỏi từ New York Times, ông Bolton khẳng định chính ông là người đề xuất từ chức vào tối 9/9 mà “không cần” ông Trump “yêu cầu”, sau đó nộp đơn vào sáng hôm sau.
New York Times đă điểm lại 5 “điểm nóng” gây ra những tranh căi giữa Tổng thống Trump và Cố vấn an ninh quốc gia Bolton trong 17 tháng tại nhiệm của ông Bolton.
Afghanistan
Gần đây nhất, Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton là người đi đầu trong việc phản đối đàm phán một kế hoạch ḥa b́nh với nhóm phiến quân Taliban, trong khi đây lại là ư tưởng được Tổng thống Trump và Ngoại trưởng Mike Pompeo ủng hộ nhằm rút lực lượng quân sự Mỹ khỏi Afghanistan sau gần 18 năm xung đột. Ông Trump thậm chí c̣n tiến xa hơn khi đề xuất đàm phán với Taliban tại Trại David, Mỹ.
Ông Bolton cho rằng Mỹ vẫn có thể rút một số quân khỏi Afghanistan và thực hiện một trong số các cam kết từ chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump (về việc rút quân), mà không cần kư một hiệp định với các thành viên của nhóm khủng bố này.
Tổng thống Trump rốt cuộc đă hủy cuộc gặp. Tuy nhiên, những cố vấn của Tổng thống Trump, những người ủng hộ các cuộc đàm phán với Taliban, vẫn đổ lỗi cho ông Bolton về việc công khai phản đối ư tưởng này.
Triều Tiên
Tổng thống Trump vẫn cho rằng, một trong những thành tựu lớn về chính sách đối ngoại của ông là làm hạ nhiệt căng thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên. Mặc dù Tổng thống Trump nhiều lần nói rằng ông “không vui” khi Triều Tiên tiến hành các vụ thử vũ khí hồi tháng 5, song ông không nghiêm trọng hóa vấn đề, đồng thời cho biết các vụ thử này không làm dập tắt sự lạc quan của ông về việc hai nước có thể tiếp tục các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa.
Tuy vậy, ông Bolton vẫn giữ lập trường cứng rắn với các vụ thử vũ khí của Triều Tiên. Cố vấn an ninh Nhà Trắng tuyên bố B́nh Nhưỡng đă vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Sau khi ông Trump trở thành tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên đặt chân tới Triều Tiên trong cuộc gặp với nhà lănh đạo Kim Jong-un hồi tháng 6, ông Bolton đă phản ứng giận dữ trước một bài viết trên New York Times, trong đó đề cập tới khả năng hai nước đạt được thỏa thuận bằng cách Mỹ chấp nhận nhượng bộ để đổi lấy việc Triều Tiên đóng băng chương tŕnh hạt nhân.
Ông Bolton từ lâu vẫn giữ quan điểm rằng, Triều Tiên phải từ bỏ toàn bộ chương tŕnh hạt nhân của nước này trước khi nhận được sự nhượng bộ từ Mỹ. Tuy nhiên, các quan chức khác trong chính quyền Mỹ, bao gồm Tổng thống Trump, vẫn để ngỏ khả năng đàm phán từng bước với Triều Tiên.
Iran
Từ trước khi trở thành cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Trump, ông Bolton đă ủng hộ hành động quân sự với Iran. Tuy nhiên, ông Trump gần đây tập trung vào cách tiếp cận ngoại giao với Iran, nói rằng ông sẵn sàng gặp Tổng thống Iran Hassan Rouhani trong hoàn cảnh phù hợp. Nếu kế hoạch này diễn ra, đây sẽ là cuộc gặp đầu tiên giữa hai nhà lănh đạo Mỹ và Iran kể từ sau cuộc khủng hoảng con tin Tehran xảy ra vào năm 1979 và kết thúc vào năm 1981.
Hồi tháng 6, Tổng thống Trump đă bác bỏ một kế hoạch do các cố vấn của ông, dẫn đầu là ông Bolton, đề xuất nhằm đáp trả Iran bằng hành động quân sự, sau khi Tehran bắn rơi máy bay trinh sát của Mỹ. Ông Trump cho rằng một cuộc tấn công quân sự nhằm vào Iran khi đó là không phù hợp.
Venezuela
Sau khi Mỹ và các nước đồng minh tuyên bố chính quyền đương kim Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro là bất hợp pháp và ủng hộ thủ lĩnh đối lập Juan Guaido, Tổng thống Trump ngày càng thất vọng khi những nỗ lực nhằm “lật đổ” ông Maduro không thành công nhanh chóng.
Chính quyền Trump nhận ra rằng họ có ít ảnh hưởng ở khu vực này hơn so với kỳ vọng. Điều này khiến phe đối lập Venezuela, mặc dù có sự hậu thuẫn của Mỹ, vẫn rơi vào t́nh thế bế tắc trong suốt nhiều tháng với chính quyền Maduro. Tổng thống Trump hoài nghi về chiến lược của chính quyền Mỹ với Venezuela, trong khi Cố vấn an ninh Bolton tiếp tục hối thúc gia tăng sức ép từ Mỹ với Venezuela. Tới tháng 8, ông Bolton tuyên bố, “đă đến lúc hành động”.
Nga
Tháng trước, ông Bolton đă trấn an Ukraine rằng họ sẽ nhận được sự hỗ trợ từ Mỹ trong cuộc đối đầu với phe ly khai được cho là thân Nga. Tuy nhiên, Nhà Trắng hành động rất ít để thực hiện lời hứa này.
Gần đây, Nhà Trắng đă tŕ hoăn gói hỗ trợ quân sự cho chính quyền Ukraine. Ông Trump thậm chí c̣n nói riêng với các trợ lư rằng, ông coi Ukraine là một đất nước có chính quyền tham nhũng.
Cố vấn an ninh Bolton cũng mâu thuẫn với Nga về cáo buộc cho rằng, Moscow can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016. Tổng thống Trump nhiều lần lên tiếng chỉ trích và bác bỏ thẳng thừng cáo buộc này.
|