Sau ngày nhiều người tranh đấu tập hợp trước lănh sự quán Hoa Kỳ, để yêu cầu Washington hỗ trợ cho dân chủ và tự do tại Hồng Kông, khiến Trung Quốc lớn tiếng đe dọa "sẽ nghiền nát" bất cứ hoạt động ly khai nào tại đặc khu Hồng Kông.
Nguời biểu t́nh giương khẩu hiệu và cờ Mỹ trong cuộc tuần hành ở Hồng Kông, Trung Quốc, ngày 08/09/2019. REUTERS/Anushree Fadnavis
Nhật báo Anh ngữ China Daily của chính quyền Trung Quốc khẳng định đây là một bằng chứng về việc có các thế lực nước ngoài đằng sau phong trào phản kháng, và cảnh báo người biểu t́nh nên « ngừng thách thức sự kiên nhẫn của chính quyền trung ương ». Xă luận báo China Daily nhắc lại chủ quyền của Bắc Kinh đối với Hồng Kông và quy trách nhiệm cho các thế lực nước ngoài : « Hồng Kông là một vùng lănh thổ không thể tách rời của Trung Quốc, và đây là giới hạn, mà bất cứ ai cũng không nên thách thức, kể cả về phía người biểu t́nh, cũng như các thế lực nước ngoài đang giật dây những tṛ chơi bẩn thỉu ».
Học sinh vào cuộc
Trong khi đó, phong trào phản kháng tại Hồng Kông sáng hôm nay có thêm một h́nh thức hoạt động mới. Học sinh nhiều trường trung học, khoảng 170 trường theo báo Nhật NHK, trước giờ vào lớp, khẩu trang bịt miệng – như trong các cuộc xuống đường của các thế hệ đi trước – nắm tay nhau, nối thành hàng dài, hô vang khẩu hiệu « Nhân dân Hồng Kông, hăy tiếp thêm dầu ! ».
« Tiếp thêm dầu » đă trở thành khẩu hiệu tập hợp mới của phong trào đ̣i dân chủ. Các học sinh cũng mang theo nhiều khẩu hiệu lên án bạo lực cảnh sát. Theo một học sinh trường trung học Wah Yan ở quận Kowloon, th́ hoạt động nói trên là một biểu hiện mạnh mẽ nhất cho thấy phong trào phản kháng đă bắt rễ sâu trong xă hội Hồng Kông, lan vào cả học đường.
Dấu hiệu mệt mỏi
Tuy nhiên, theo thông tín viên RFI Stéphane Lagarde có mặt tại Hồng Kông đêm qua, bên lề một cuộc biểu t́nh, đă có những dấu hiệu mệt mỏi của những người tham gia tranh đấu, liên tục từ 14 tuần qua. Đây có lẽ là một trong những lư do khiến phong trào phản kháng đang phải t́m kiếm thêm sự hỗ trợ từ bên ngoài.
« Cuộc tuần hành chính thức đă kết thúc từ lâu, nhưng đụng độ vẫn tiếp diễn giữa hàng chục người biểu t́nh và lực lượng an ninh tại khu Đồng La Loan (Causeway bay). Trên các đại lộ mua sắm, các trung tâm thương mại đă đóng cửa. Sắp đến nửa đêm, tiếng loa của cảnh sát vang lên hết vẻ kiên nhẫn, yêu cầu người biểu t́nh mau chóng giải tán và trở về nhà.
Dưới ánh sáng của những tấm màn h́nh khổng lồ, c̣n lại một số khách bộ hành rỗi việc, phóng viên với bộ áo màu vàng phản quang và những người thuộc lực lượng y tế t́nh nguyện.
Erik, một nhân viên y tế t́nh nguyện, vừa đến gần một người biểu t́nh để khuyên về nhà nghỉ, cho biết : ‘‘Chúng tôi nh́n thấy gương mặt người ấy mệt mỏi. Chưa kể một số vết thương nhẹ trên người. Chúng tôi khuyên người ấy nghỉ ngơi, tĩnh tâm. Chúng tôi biết là có khoảng 40% người biểu t́nh hiện nay đă kiệt sức, đặc biệt do đối đầu với cảnh sát’’.
Các cuộc biểu t́nh diễn ra liên tiếp, các cuộc đối đầu kéo dài đôi khi đến đêm khuya. Theo một thăm ḍ dư luận mới đây, khoảng 57% người Hồng Kông đă không ngủ đủ giấc trong mùa hè vừa qua. Đây cũng là trường hợp của Dejong Chen, một người mà chúng tôi đă gặp hôm nay trước cửa lănh sự quán Mỹ tại Hồng Kông.
Người kỹ sư này cho biết : Chúng tôi yêu cầu sự hỗ trợ của chính phủ Mỹ, bởi một ḿnh chúng tôi không thể đạt được các mục tiêu. Hiện nay, nhiều người trong số chúng tôi đă kiệt sức. Kỳ nghỉ cuối tuần nào cũng vậy, chúng tôi cũng phải xuống đường. Đa số người dân Hồng Kông cũng đă mệt mỏi, tuy nhiên điều này không cản trở chúng tôi tiếp tục cuộc chiến cho đến khi đạt được mục tiêu.
Mệt mỏi, thất vọng và cuối cùng là các xô xát, đụng độ. Trên tuyến đường tuần hành hôm Chủ Nhật này, đă có thêm một trạm xe điện ngầm bị đập phá ».
Hoàng Chi Phong lên đường sang Đức
T́m kiếm các hỗ trợ từ bên ngoài là nỗ lực mới của phong trào phản kháng. Hôm nay, nhà tranh đấu trẻ Hoàng Chi Phong (Joushua Wong), 22 tuổi, lên đường sang Đức, sau khi bị tạm giờ tại sân bay Hồng Kông, khi trở về từ Đài Loan tối qua. Sáng nay, Hoàng Chi Phong được trả tự do. Lư do bị câu lưu là do vi phạm quy chế bảo lănh tại ngoại. Tuy nhiên, theo tư pháp Hồng Kông, việc tạm giữ là do một quyết định sai, trên thực tế, quy chế bảo lănh tại ngoại cho phép đương sự đi ra nước ngoài.
Sau Đức, Hoàng Chi Phong có kế hoạch đi Mỹ, theo một phát ngôn viên của phong trào v́ dân chủ Demosisto, mà Hoàng Chi Phong là người sáng lập.