Ngày 6/9, ngân hàng trung ương Trung Quốc thông báo sẽ cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng, qua đó đưa vào lưu thông khoảng 126 tỷ USD hỗ trợ hoạt động cho vay và thúc đẩy nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại.
Trong một tuyên bố, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) cho biết ngân hàng này sẽ cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thêm 50 điểm cơ bản (tương đương 0,5%) vào ngày 16/9 tới. Ước tính quyết định này có thể "giải phóng" 900 tỷ Nhân dân tệ (126 tỷ USD) trong các ngân hàng để "bơm" vào nền kinh tế.
Theo PBoC, việc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc là nhằm "hỗ trợ sự phát triển của nền kinh tế thực".
Quốc vụ viện Trung Quốc cho biết quyết định của PBoC đă được đưa ra xem xét hồi đầu tuần này, sau cuộc họp hôm 4/9 bàn về các công cụ chính sách. Trong số những đề xuất được cân nhắc có việc gia tăng phát hành trái phiếu chính quyền địa phương để huy động nguồn tài chính cho các dự án cơ sở hạ tầng.
Theo nhà kinh tế trưởng tại ngân hàng đầu tư Nomura, việc ngân hàng trung ương Trung Quốc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang ngày càng quan ngại về t́nh trạng giảm tốc của nền kinh tế và muốn ổn định tăng trưởng.
Tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nền kinh tế Trung Quốc đă chậm lại trong những năm gần đây và đang chịu nhiều tác động từ cuộc cạnh tranh thương mại với Mỹ.
Quyết định của PBoC được đưa ra một ngày sau khi Trung Quốc xác nhận nước này sẽ nối lại đàm phán thương mại với Mỹ vào đầu tháng 10 tới, làm dấy lên hy vọng về khả năng căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất nh́ thế giới hạ nhiệt. Vào ngày 1/9 vừa qua, cả Mỹ và Trung Quốc đều đă áp đặt thuế lên lượng hàng hóa của nhau có tổng trị giá hàng trăm tỷ USD.
VietBF © sưu tầm