Thủ tướng Anh chính thức không c̣n t́nh nghĩa ǵ với châu Âu. Boris Johnson từng làm chính trường Anh chao đảo khi khởi xướng Brexit năm 2016 và giờ đây, ông tiếp tục khiến đối thủ trở tay không kịp.
Thủ tướng Anh Boris Johnson tại Pháp ngày 26/8. Ảnh: Reuters.
Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 28/8 tuyên bố đ́nh chỉ quốc hội Anh từ giữa tháng 9 cho đến ngày 14/10. Thông thường, kỳ họp quốc hội Anh mùa thu bắt đầu từ ngày 14/9 và kéo dài đến ngày 2/10. Tuy nhiên, động thái của Johnson làm ngày họp bị lùi lại, khiến các nghị sĩ chỉ có khoảng hai tuần để thông qua bất kỳ luật nào nhằm ngăn Anh rời EU (thường gọi là Brexit) vào đúng hạn là ngày 31/10.
Động thái ngay lập tức vấp phải sự phản đối gay gắt. Các đối thủ của Johnson lập luận rằng chính sách của ông có thể khiến Anh rời EU mà không có thỏa thuận quy định rơ ràng các khía cạnh của quan hệ Anh - EU hậu Brexit, như giao dịch thương mại, quyền của công dân Anh ở EU. Điều này đặt ra nguy cơ chia rẽ đất nước, làm tê liệt nền nông nghiệp và một số ngành sản xuất, khiến nền kinh tế Anh rơi vào suy thoái.
Lănh đạo Công đảng Jeremy Corbyn gọi động thái của Johnson là "đ̣n đánh chống lại dân chủ" và tuyên bố ông sẽ kêu gọi một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm với Johnson. Nam diễn viên Anh Hugh Grant gửi lời nhắn đến Johnson trên Twitter rằng: "Ông không được phá hủy các quyền tự do mà ông tôi đă chiến đấu trong hai cuộc Thế chiến để bảo vệ".
Giới chuyên gia đánh giá đây là động thái táo bạo của Johnson, cho thấy ông khác hẳn Theresa May, người tiền nhiệm từng bị chỉ trích là quá mềm mỏng, và là một chính trị gia hoàn toàn khác so với thời ông là thị trưởng London. "Đó là một Boris Johnson tính toán nhiều hơn, có tổ chức hơn và quyết liệt hơn nhiều người nghĩ", Tony Travers, giáo sư tại Trường Kinh tế London, nói.
Brexit vốn được lên kế hoạch xảy ra vào ngày 29/3, hai năm sau khi Theresa May kích hoạt Điều 50 của Hiệp ước Lisbon, cơ chế quy định cách quốc gia thành viên rời khỏi khối. Nhưng thời hạn này đă bị tŕ hoăn nhiều lần, một phần v́ quốc hội Anh ba lần bác bỏ thỏa thuận mà chính quyền May thống nhất với EU. Khác với bà May, từ khi vừa nhậm chức, Johnson đă khẳng định Anh đoạn tuyệt với EU vào ngày 31/10, dù có hay không thỏa thuận.
Hôm 27/8, các đảng đối lập đă tuyên bố sẽ thúc đẩy những thay đổi lập pháp để ngăn Brexit không có thỏa thuận. Tuy nhiên, bằng động thái đ́nh chỉ quốc hội một ngày sau đó, Johnson đă "chọc thủng" kế hoạch của đối phương. Johnson hạ gục các đối thủ và truyền đi thông điệp rằng "chính quyền của ông là bên kiểm soát cục diện", Travers nói.
Giới chuyên gia đánh giá các đảng đối lập ở Anh có quan điểm khác biệt về nhiều vấn đề bên cạnh Brexit, v́ vậy, họ có thể không hành động đủ nhanh để đưa ra được biện pháp tŕ hoăn Brexit. "Lợi thế lớn của Johnson là mặc dù các đối thủ đều muốn ngăn chặn ông ấy, họ không thể đồng ư về bất cứ điều ǵ khác", Rob Ford, giáo sư chính trị tại Đại học Manchester, nói.
Jeremy Corbyn kêu gọi các đảng đối lập khác ủng hộ ông nếu ông thúc đẩy được một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm với Johnson. Nếu chính quyền Johnson thất bại trong cuộc bỏ phiếu này, Corbyn sẽ trở thành thủ tướng với tư cách là lănh đạo của đảng lớn thứ hai trong chính trường Anh. Ông có thể ngăn chặn Brexit không thỏa thuận vào ngày 31/10 và sau đó tổ chức bầu cử sớm.
Tuy nhiên, kịch bản này không dễ xảy ra v́ đảng Bảo thủ của Johnson đang chiếm đa số ở quốc hội Anh. Dù bất măn về Johnson, nhiều nghị sĩ không ủng hộ kế hoạch có thể giúp Corbyn trở thành thủ tướng.
Hàng ngh́n người biểu t́nh đă tập trung tại trước ṭa nhà quốc hội Anh và các nơi khác vào ngày 28/8 để phản đối Johnson. Nhà hoạt động cánh tả Owen Jones kêu gọi những người ủng hộ "xuống đường phố trên khắp nước Anh".
Tuy nhiên, vẫn có nhiều người đừng về phía Johnson và đánh giá điều ông làm là một bước tiến mạnh mẽ. Nghị sĩ đảng Bảo thủ Eddie Hughes ca ngợi "sự lănh đạo mạnh mẽ của Johnson" và kêu gọi người Anh cho tân Thủ tướng cơ hội để khép lại quá tŕnh rời EU. Tổng thống Mỹ Trump viết trên Twitter rằng "Boris chính xác là những ǵ Anh đang t́m kiếm và ông ấy sẽ chứng tỏ ḿnh là một lănh đạo tuyệt vời".
Mặc dù nhà phân tích Piers Morgan từng phản đối Anh rời EU, ông cho rằng nhiệm vụ của quốc hội phải là nhanh chóng biến mong muốn của người dân trong cuộc trưng cầu dân ư năm 2016 trở thành hiện thực, không phải tŕ hoăn nó.
Quyết định đ́nh chỉ quốc hội cho thấy Johnson "sẵn sàng quyết liệt trong việc theo đuổi Brexit", Matthew Goodwin, giáo sư chính trị tại Đại học Kent nói và khẳng định quyết định này đặt nền móng cho "một trong những tuần mang tính lịch sử và có tác động lớn nhất đến chính trường Anh thời hậu chiến".