Theo báo cáo của Bloomberg Economics, tác động kinh tế của cuộc chiến tranh thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc là rất lớn, khiến con số thiệt hại ước tính gấp đôi so với tác động trực tiếp từ thuế quan và tương đương khoảng 585 tỷ USD bị cắt bớt khỏi 97 ngh́n tỷ USD GDP thế giới. Bất ổn thương chiến Mỹ - Trung có thể ngốn mất thiệt hại 'khủng khiếp'của nền kinh tế thế giới vào năm 2021.
Theo một báo cáo của Bloomberg Economics, bất ổn về thương mại có thể hạ thấp tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu tới 0,6% trong năm 2021 so với một viễn cảnh không thương chiến. Tỷ lệ này tương đương với 585 tỷ USD bị cắt bớt khỏi 97 ngh́n tỷ USD của GDP thế giới, theo ước tính của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho năm đó.
Mặc dù tuần trước Tổng thống Donald Trump đă nhấn nút tạm dừng cuộc chiến tranh thương mại vốn đă kéo dài cả năm qua với Trung Quốc và hai nước dự kiến sẽ đàm phán trở lại vào cuối tháng này, song ngày càng có nhiều người lên tiếng cảnh báo về t́nh trạng suy thoái toán cầu.
Chín nền kinh tế lớn trong đó có Anh, Đức, Nga, Singapore và Brazil đang tiến đến bờ vực suy thoái. Và các chuyên gia lo ngại Mỹ sẽ sớm theo đà này - 34% số các chuyên gia kinh tế mà Hiệp hội Kinh tế thương mại quốc gia (National Association for Business Economics) hỏi ư kiến cho rằng kinh tế Mỹ đang chậm lại sẽ trượt vào suy thoái năm 2021.
Tác động kinh tế của cuộc chiến tranh thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc là rất lớn. Theo báo cáo của Bloomberg Economics, bất ổn về thương mại có thể hạ thấp 0,6% GDP thế giới vào năm 2021 so với một viễn cảnh không có thương chiến. Con số này là gấp đôi so với tác động trực tiếp từ thuế quan và tương đương khoảng 585 tỷ USD bị cắt bớt khỏi 97 ngh́n tỷ USD GDP thế giới theo ước tính của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho năm 2021.
Báo cáo nhận định thêm, chính sách tiền tệ có thể được sử dụng để giảm thiểu những cú sốc do bất ổn nhưng vẫn không thể ngăn được hết thiệt hại. Nếu các ngân hàng trung ương trên toàn cầu phản ứng với t́nh trạng suy yếu nhu cầu th́ GDP thế giới được dự đoán giảm 0,3% năm 2021.
Trong thời gian mới đây, các ngân hàng trung ương ở khắp châu Âu, Australia và châu Á, trong đó có Ấn Độ, đă cắt giảm lăi suất trước những tác động rộng khắp của thương chiến, nếu chưa th́ cũng chuẩn bị làm như vậy.
Các tín hiệu trái ngược phát đi từ Mỹ về cuộc chiến thuế quan càng khiến vấn đề thêm phức tạp. Thứ Tư tuần trước (14/8), Tổng thống Trump quyết định hoăn áp thuế nhập khẩu 10% lên máy tính xách tay, điện thoại di động, máy chơi video game cùng một số mặt hàng khác sản xuất ở Trung Quốc. Thời hạn ban đầu định triển khai là ngày 1/9 nhưng được lùi đến ngày 15/12, một động thái khiến dư luận bất ngờ trong lập trường vốn rất cứng rắn của ông chủ Nhà Trắng lâu nay.
Nhưng 4 ngày sau đó, Tổng thống Trump nhắc lại yêu cầu Trung Quốc phải giải quyết t́nh h́nh ở Hong Kong một cách "nhân đạo" và nhấn mạnh điều đó "rất tốt cho thỏa thuận thương mại" mà ông đang t́m kiếm với Bắc Kinh.
Ngày 19/8, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cũng kêu gọi Trung Quốc tôn trọng luật pháp Hong Kong và cảnh báo sẽ khó hơn cho Washington tiến tới thỏa thuận thương mại với Bắc Kinh nếu xảy ra bạo lực ở đặc khu hành chính này.
"Các ḍng tweet c̣n mạnh hơn thuế quan", các nhà kinh tế của Bloomberg nêu trong trong báo cáo. Họ b́nh luận thêm rằng, sự bất trắc xuất phát từ thói quen truyền thông xă hội cùng chính sách thương mại nói chung của Tổng thống Trump có thể c̣n gây tổn hại nặng nề hơn so với chính cuộc chiến thuế quan ăn miếng trả miếng của ông.
Và trong lúc mọi thứ đang lên sóng lúc này, có một điều rất chắc chắn: Cuộc chiến thuế quan giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ gây thiệt hại cho Trung Quốc nhiều hơn. Trong khi sản lượng kinh tế Mỹ dự kiến giảm 0,6% th́ GDP của Trung Quốc dự kiến thu nhỏ 1%. Và đất nước châu Á này không c̣n mặt hàng nhập khẩu nào từ Mỹ để đánh thuế nữa.