Theo truyền thông Trung Quốc cho biết, việc bàn giao tàu đánh dấu kỷ nguyên mới về năng lực thăm ḍ và nghiên cứu tài nguyên biển của Trung Quốc, sẽ giúp duy tŕ lợi ích của quốc gia trên khu vực biển quốc tế, khiến Bắc Kinh nói là dạng tàu "kỷ nguyên mới" về thám hiểm hàng hải khi Trung Quốc vừa tổ chức giao nhận một tàu khảo cứu đại dương qui mô này.
Việc bàn giao tàu đánh dấu kỷ nguyên mới về năng lực thăm ḍ và nghiên cứu tài nguyên biển của Trung Quốc, theo truyền thông Trung Quốc
Tàu 4600 tấn này tiếp sức đáng kể cho Bắc Kinh trong nỗ lực khuynh đảo ở khu vực đang có tranh chấp ở Biển Đông, theo giới quan sát.
Bản tin dựa trên h́nh ảnh từ Đài truyền h́nh Trung ương Trung Quốc (CCTV) hôm thứ Bảy 27/07 nói với tốc độ tối đa 16 hải lư/giờ và tầm hoạt động khoảng 14.000 hải lư, tàu Da Yang Hao (Đại Dương Hiệu) có khả năng tiến hành thăm ḍ tài nguyên tầng sâu ở bất kỳ đại dương nào trên thế giới.
Bản tin nói con tàu Đại Dương Hiệu cũng đại diện cho "đỉnh cao" của công nghệ khảo sát đại dương của Trung Quốc.
"Việc bàn giao tàu đánh dấu kỷ nguyên mới về năng lực thăm ḍ và nghiên cứu tài nguyên biển của Trung Quốc và [sẽ giúp] duy tŕ lợi ích của quốc gia trên khu vực biển quốc tế," Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP) dẫn lại truyền thông nhà nước Trung Quốc.
Bắc Kinh liên tục xây dựng đội tàu thám hiểm đại dương của ḿnh như một phần trong lập trường ngày càng quyết đoán ở Biển Đông, và các nhà quan sát cho rằng tàu Đại Dương Hiệu có thể được triển khai đến vùng biển đang có tranh chấp.
Collin Koh từ Viện Nghiên cứu Quốc tế S Rajaratnam tại Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore, được SCMP dẫn lời nói rằng nếu tàu được điều đến Biển Đông th́ sẽ tăng cường sự hiện diện trên biển của Bắc Kinh trong khu vực, nhưng sự hiện diện này mới là "một phần của câu chuyện".
Tàu được cho là làm nhiệm vụ "nhiều hơn khảo sát" và cũng có các pḥng thí nghiệm trên tàu để thực hiện các thí nghiệm nghiên cứu khoa học biển.
"Nh́n chung th́ tàu không chỉ làm nhiệm vụ khảo sát mà là tàu nghiên cứu hải dương học. Tàu thường vượt quá nhiệm vụ khảo sát và cũng có các pḥng thí nghiệm trên tàu để nghiên cứu khoa học biển," ông Koh nói.
"Nếu được triển khai đến Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông theo cách gọi của Việt Nam), con tàu giúp thể hiện sự hiện diện hàng hải của Trung Quốc. Nhưng ngoài ra việc thu thập thông tin và dữ liệu hải dương quan trọng của tàu sẽ giúp Trung Quốc tăng cường hiểu biết về vùng biển, và điều này sẽ giúp tối ưu hóa phạm vi hoạt động dân sự và quân sự - tựu chung là giúp Trung Quốc khẳng định về các tuyên bố chủ quyền của ḿnh".
Kể từ đầu tháng Bảy, Trung Quốc và Việt Nam đă và đang "đối đầu căng thẳng" tại băi Tư Chính ở Biển Đông (trong tiếng Anh gọi là Vanguard Bank).
Vào tuần này Hà Nội nói đă thực hiện các h́nh thức "giao thiệp ngoại giao phù hợp", trao công hàm phản đối và yêu cầu tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc "rút ngay khỏi vùng biển của Việt Nam".
Người phát ngôn của Bộ ngoại giao Lê Thị Thu Hằng gọi sự việc này là 'nghiêm trọng' và nói "Các lực lượng chức năng của Việt Nam triển khai các biện pháp phù hợp, đúng pháp luật."
"Việt Nam coi hoạt động của nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc tại Băi Tư Chính là vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam," người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam được dẫn lời nói thêm.
Bill Hayton, học giả và cũng là phóng viên BBC, người vừa dự Hội thảo về Biển Đông tại Washington DC của trung tâm CSIS, nói với BBC rằng Trung Quốc, qua vụ Tư Chính, muốn "phủ quyết quyền thăm ḍ, khai thác dầu khí của các nước ASEAN".
Ông Hayton cũng tin rằng Bắc Kinh muốn "trừng phạt" Việt Nam v́ đă bắt đầu công tác thăm ḍ thương mại"ở vùng mà TQ cho là thuộc 'đường chữ U' Bắc Kinh nêu ra.