Việc TQ cho tàu xâm nhâp vùng biển Vn vừa qua đă khiến cho Hạ viện Mỹ phải nổi giận. Mới đây họ đă chính thức yêu cầu TQ dừng ngay mọi hành động bắt nạt này lại. Dưới đây là các thông tin cụ thể.
"Các hành động hung hăng gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông là minh chứng đáng lo ngại về một quốc gia công khai phớt lờ luật pháp quốc tế. Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), các hành động của Trung Quốc là hành vi vi phạm chủ quyền của Việt Nam và các quyền hợp pháp của họ trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ). Ngoài ra, các hành vi của Trung Quốc c̣n đe dọa lợi ích của các công ty Mỹ hoạt động trong khu vực", Eliot L. Engel, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ ngày 26/7 ra tuyên bố.
Ông Engel cho biết kể từ khi các thông tin về việc tàu khảo sát dầu khí của Trung Quốc vào EEZ Việt Nam phủ sóng trên truyền thông từ tuần trước, Việt Nam đă nhiều lần yêu cầu Trung Quốc rút tàu nhưng Bắc Kinh cố t́nh phớt lờ.
"Kiểu quấy rối này là mối đe dọa đối với Việt Nam và là bằng chứng cho thấy Trung Quốc sẵn sàng bắt nạt các nước láng giềng. Những sự cố như thế này chứng tỏ Trung Quốc ngang nhiên coi thường luật pháp và ngoại giao quốc tế", ông nói thêm.
"Tôi đứng về phía Việt Nam và các đối tác khu vực để lên án hành vi hung hăng này. Cộng đồng quốc tế phải tiếp tục duy tŕ trật tự và luật pháp quốc tế. Tôi kêu gọi Trung Quốc rút ngay lập tức tất cả tàu khỏi vùng biển của các nước láng giềng và chấm dứt các chiến thuật bắt nạt bất hợp pháp này", Engel tuyên bố.
Nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 trong những ngày qua có các hoạt động vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông. Việt Nam đă có nhiều biện pháp giao thiệp ngoại giao phù hợp, trao công hàm phản đối cho phía Trung Quốc, yêu cầu rút ngay khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Các lực lượng chức năng của Việt Nam đă triển khai các biện pháp phù hợp, đúng pháp luật.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh lập trường nhất quán của Việt Nam là kiên quyết, kiên tŕ đấu tranh bằng các biện pháp ḥa b́nh, phù hợp với luật pháp quốc tế và UNCLOS trước bất cứ hành vi nào xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển được xác định phù hợp với UNCLOS.
Trong cuộc họp báo ngày 22/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói rằng "t́nh h́nh Biển Đông nh́n chung vẫn ổn định", đổ ngược cho "các thế lực bên ngoài", trong đó có Mỹ, "từ lâu đă đưa ra những b́nh luận nhằm khuấy động rắc rối và gieo rắc hiềm khích".
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 20/7 cũng ra thông cáo với tiêu đề "Sự áp bức của Trung Quốc với hoạt động dầu khí trên Biển Đông", cho biết Washington quan ngại trước những báo cáo về việc Bắc Kinh có hành vi can thiệp hoạt động khai thác dầu khí trong khu vực, bao gồm hoạt động thăm ḍ và khai thác lâu nay của Việt Nam.
Thông cáo nhấn mạnh "hành động lặp đi lặp lại" của Trung Quốc nhằm vào hoạt động phát triển dầu khí ngoài khơi "đe dọa an ninh năng lượng khu vực, đồng thời làm suy yếu thị trường năng lượng Ấn Độ - Thái Binh Dương tự do và cởi mở".
|