Xâm phạm vùng biển Việt Nam, Trung Quốc "nói một đằng làm một nẻo". Mồm thớn thớt nói rằng hữu nghị, không xâm phạm chủ quyền của nhau nhưng thực tế lại là con rắn độc.
Trả lời phỏng vấn báo chí, PGS.TS Vũ Thanh Ca - nguyên Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và khoa học công nghệ - Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam cho rằng: "Có thể thấy trong hành động xâm lấn biển Việt Nam, Trung Quốc đă thể hiện “tiền hậu bất nhất” trong lời nói và hành động".
Đánh giá về vụ việc tàu khảo sát Địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực nam Biển Đông, PGS.TS Vũ Thanh Ca - ĐH Tài nguyên - Môi trường Hà Nội, nguyên Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và khoa học công nghệ - Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam cho rằng: Hành động của Trung Quốc trong những ngày qua trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam cũng như các hành động trước đó với Philippines là những hành động cực kỳ nguy hiểm, đi ngược lại các quy định của luật pháp quốc tế và các thỏa thuận của Lănh đạo cấp cao của các nước ASEAN, đặc biệt là Việt Nam, Philippines và Trung Quốc.
Hành động của Trung Quốc cũng có thể coi là hành động khiêu khích, làm phức tạp t́nh h́nh, gây leo thang xung đột và ảnh hưởng đến ḥa b́nh, ổn định trên Biển Đông.
"Hành động của Trung Quốc là đặc biệt nguy hiểm trong bối cảnh các nước ASEAN và Trung Quốc đang đàm phán để đi đến kư kết văn bản Quy tắc về ứng xử các bên ở Biển Đông (COC) - một cộng cụ cực kỳ quan trọng để giúp duy tŕ ḥa b́nh, ổn định, tự do hàng hải, hàng không và phát triển bền vững Biển Đông", PGS.TS Vũ Thanh Ca nhấn mạnh.
Hoạt động phi pháp của tàu Hải dương Địa chất 8 của Trung Quốc tới ngày 19/7. (Ảnh: Twitter Ryan Martison)
Sự vi phạm trắng trợn của Trung Quốc
Mới đây (ngày 19/7), phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết, những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Địa chất Hải Dương 8 (Haiyang Duzhi 8) của Trung Quốc đă có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía nam Biển Đông. Dưới góc độ quan sát của ḿnh, ông đánh giá, nh́n nhận sự việc này như thế nào?
- Theo quan sát và đo đạc của tôi trên ảnh vệ tinh có sử dụng các tư liệu của đồng nghiệp, đặc biệt là của Dự án Đại kư sự Biển Đông, Tàu khảo sát Địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc được hộ tống bởi một số tàu hải cảnh của Trung Quốc đă tiến hành khảo sát địa vật lư kết hợp với thăm ḍ tài nguyên trên một vùng biển rộng lớn nằm ở phía Đông Nam nước ta.
Tàu này di chuyển theo một lộ tŕnh như tất cả các tàu khảo sát biển thông thường khác, tức là đi thẳng, quay lại và đi thẳng trên một đường gần đó, tạo thành một mạng lưới dày đặc các điểm đo để lấy tư liệu xây dựng các bản đồ địa vật lư.
Phó Giáo sư. Tiến sĩ Vũ Thanh Ca - ĐH Tài nguyên Môi trường Hà Nội, nguyên Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và khoa học công nghệ - Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biển và Hải đảo. (Ảnh: IT)
Căn cứ vào tọa độ các đường khảo sát và Hồ sơ ranh giới ngoài của thềm lục địa mà Việt Nam tŕnh lên Liên hợp quốc vào tháng 5 năm 2009, vùng khảo sát trái phép của tàu hầu như nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và một phần nằm trong vùng thềm lục địa của Việt Nam.
Điểm gần nhất của lộ tŕnh khảo sát nằm rất sâu trong vùng biển Việt Nam, cách bờ biển B́nh Thuận một khoảng cách nhỏ hơn 120 hải lư.
Căn cứ pháp lư khẳng định băi Tư Chính hoàn toàn thuộc về Việt Nam
Được biết, các băi ngầm Tư Chính, Vũng Mây… cách xa lục địa của Trung Quốc khoảng 600 hải lư. Vậy ở góc độ pháp lư, Trung Quốc đă sai phạm như thế nào khi đưa tàu vào thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và khu vực băi Tư Chính của Việt Nam, thưa ông?
- Khu vực vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở phía Tây Nam Biển Đông (Đông Nam đất liền Việt Nam) ngoài vùng biển gần bờ c̣n bao gồm các băi ngầm Tư Chính, Vũng Mây và các đá Ba Kè, Huyền Trân, Quế Đường, Phúc Nguyên.
Theo phân tích địa chất, đây là phần nối dài của thềm lục địa Việt Nam về phía Đông Nam. Các băi cạn này ngăn cách với quần đảo Trường Sa bằng một rănh sâu nên diễn giải theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS), nó không thuộc quần đảo Trường Sa.
Khu vực này nằm cách xa lục địa Trung Quốc khoảng trên 600 hải lư. V́ vậy, theo quy định của UNCLOS, khu vực này chỉ liên quan đến hai quốc gia có bờ biển đối diện với Việt Nam là Malaysia và Brunei.
Hiện nay, tại khu vực này Việt Nam và Malaysia đă tŕnh chung hồ sơ ranh giới ngoài thềm lục địa. Brunei không phản đối. Trong thực tế, hiện nay Việt Nam đang kiểm soát và khai thác dầu khí tại khu vực này và chỉ có Trung Quốc tranh chấp với Việt Nam bằng những lập luận cực kỳ phi lư và nếu theo luật pháp quốc tế th́ vô giá trị.
Theo quy định của luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS, quốc gia ven biển có quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với vùng đặc quyền kinh tế.
Quyền chủ quyền bao gồm đặc quyền thăm ḍ, khai thác, quản lư và bảo tồn tài nguyên tại mặt biển, vùng nước bên trên đáy biển, trên đáy biển và trong ḷng đất dưới đáy biển và các hoạt động khác nhằm thăm ḍ, khai thác các tài nguyên nêu trên v́ mục đích kinh tế.
Quyền tài phán của quốc gia ven biển bao gồm quyền cho phép các quốc gia khác thăm ḍ, khai thác, sử dụng tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt cáp ngầm và các công tŕnh, thiết bị trong vùng này.
Khu vực vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở phía Tây Nam Biển Đông (Đông Nam đất liền Việt Nam) ngoài vùng biển gần bờ c̣n bao gồm các băi ngầm Tư Chính, Vũng Mây và các đá Ba Kè, Huyền Trân, Quế Đường, Phúc Nguyên. (Ảnh: Huỳnh Phạm)
Đối với thềm lục địa, quốc gia ven biển có quyền chủ quyền như nêu trên với tài nguyên trên đáy biển và trong ḷng đất dưới đáy biển, cũng như quyền tài phán với việc thăm ḍ, khai thác, sử dụng tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt cáp ngầm và các công tŕnh, thiết bị trên đáy biển và trong ḷng đất dưới đáy biển.
Căn cứ pháp lư khẳng định băi Tư Chính hoàn toàn thuộc về Việt Nam
UNCLOS cũng quy định rằng các quốc gia khác khi thực hiện các hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa th́ phải tuân thủ pháp luật của quốc gia ven biển nếu pháp luật đó không trái với luật pháp quốc tế.
Việt Nam đă thực hiện tất cả các thủ tục cần thiết để thực hiện các quyền của quốc gia ven biển theo quy định của luật pháp quốc tế, bao gồm Tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lănh hải Việt Nam năm 1982, Hồ sơ ranh giới ngoài của thềm lục địa tŕnh lên Liên hợp quốc năm 2009, ban hành Luật Biển Việt Nam năm 2012 và Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015.
Trong các văn bản pháp luật nêu trên cũng như các văn bản dưới luật, Việt Nam đă xác định rơ vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam cũng như quy định chi tiết quyền và nghĩa vụ của các quốc gia khác khi thực hiện các hoạt động, đặc biệt là nghiên cứu khoa học, thăm ḍ, khai thác, sử dụng tài nguyên, lắp đặt cáp, đường ống ngầm và công tŕnh trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
Tất cả các văn bản pháp luật nêu trên đều phù hợp với UNCLOS và các điều luật quốc tế đương đại khác.
Như vậy, việc Trung Quốc khảo sát địa vật lư kết hợp với thăm ḍ tài nguyên mà không được Việt Nam cho phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là vi phạm luật pháp quốc tế và luật pháp Việt Nam.
Các hành động của Trung Quốc là cực kỳ nguy hiểm
Thưa ông, lư luận của Trung Quốc khi tranh chấp với Việt Nam là khu vực này nằm trong phạm vi “đường lưỡi ḅ” hoặc là một phần của cái gọi là “vùng nước quần đảo Trường Sa”. Tuy nhiên, trước đó Ṭa Trọng tài Thường trực năm 2016 đă ra phán quyết phủ nhận điều này, song phía Trung Quốc vẫn đưa tàu Địa chất Hải Dương 8 vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam nói riêng và các động thái quấy rối, quân sự hóa biển Đông nói chung vẫn tiếp diễn. Phải chăng phán quyết của Ṭa Trọng tài 3 năm trước không có không có hiệu lực đối với Trung Quốc?
- Lư luận của Trung Quốc khi tranh chấp với Việt Nam là khu vực này nằm trong phạm vi “đường lưỡi ḅ” hoặc là một phần của cái gọi là “vùng nước quần đảo Trường Sa”. Tuy vậy, phán quyết của Ṭa Trọng tài thường trực năm 2016 đă nêu rơ hai điểm:
Thứ nhất, không có cơ sở pháp lư để Trung Quốc yêu sách quyền lịch sử đối với tài nguyên tại các vùng biển phía bên trong đường 9 đoạn.
Hai là, không một cấu trúc nào tại Trường Sa có khả năng tạo ra các vùng biển mở rộng và các đảo Trường Sa không thể cùng nhau tạo ra các vùng biển như một thực thể thống nhất.
Khu vực nhà dàn DKI trên Biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam. (Ảnh: Huỳnh Phạm)
Điều này có nghĩa là “đường lưỡi ḅ” hoàn toàn không có cơ sở luật pháp và mỗi đảo đá trên quần đảo Trường Sa đều chỉ có lănh hải 12 hải lư.
Ngoài ra, v́ “các đảo Trường Sa không thể cùng nhau tạo ra các vùng biển như một thực thể thống nhất” nên không có cái gọi là “vùng nước quần đảo Trường Sa”.
Như vậy, không thể dùng “đường lưỡi ḅ” hoặc “vùng nước quần đảo Trường Sa” để biện minh rằng vùng biển phía Đông Nam Việt Nam mà Trung Quốc vi phạm là vùng tranh chấp mà nó thuần túy là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
Rơ ràng hành động của xâm lấn của tàu khảo sát Hải Dương 8 thể hiện một điều rằng Trung Quốc không bao giờ từ bỏ yêu sách, tham vọng về “đường lưỡi ḅ” ở Biển Đông? Vậy hệ lụy của những hành động của Trung Quốc đối với khu vực và an toàn, tự do hàng hải, hàng không và duy tŕ luật pháp quốc tế trên Biển Đông hiện nay là ǵ, thưa ông?
- Chúng ta từ lâu đă biết rằng Trung Quốc đă, đang và sẽ tiếp tục ấp ủ âm mưu độc chiếm Biển Đông. V́ những luận điểm pháp lư của Trung Quốc là hoàn toàn trái với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS và đă bị Ṭa Trọng Tài thường trực bác bỏ nên lănh đạo Trung Quốc một mặt đang chỉ đạo cho giới nghiên cứu Trung Quốc nghiên cứu t́m ra giải pháp mới để độc chiếm Biển Đông, mặt khác tiếp tục những hành vi bắt nạt các nước khác trên thực địa.
Theo đánh giá của nhiều học giả quốc tế, trong nước và của chính bản thân tôi, trong số các nước xung quanh Biển Đông có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc, Việt Nam là nước mạnh cả về thực lực, ư chí và hoạt động thực địa để bảo vệ chủ quyền biển, đảo; Việt Nam cũng là nước bên cạnh Trung Quốc, bị Trung Quốc xâm lấn trái phép biển đảo nhiều nhất và cũng hành động kiên quyết nhất để chống lại sự xâm lấn của Trung Quốc nên Trung Quốc luôn t́m cách quấy nhiễu nhằm đè bẹp ư chí của Việt Nam trên biển.
Nếu xem trường hợp của Philippines, ta cũng có thể thấy tương tự. Trước đây, v́ Philippines không chịu khuất phục, Trung Quốc đă t́m mọi cách gây hấn, lấn chiếm đảo đá và vùng biển Philippines, đặc biệt là băi cạn Scarborough.
Không chịu nổi sự quấy nhiễu, lấn chiếm của Trung Quốc, Philippines đă phải kiện Trung Quốc ra Ṭa trọng tài thường trực. Sau này, khi Tổng thống Duterte lên nắm quyền và có chính sách ḥa dịu với Trung Quốc, Trung Quốc đă giảm quấy nhiễu vùng biển Philippines.
Gần đây, do thấy không thể sử dụng “t́nh hữu nghị” để biến vùng biển không có tranh chấp tại vùng đặc quyền kinh tế Philippines thành vùng tranh chấp, Trung Quốc lại gia tăng quấy nhiễu vùng biển Philippines.
Các hành động xâm lấn, quấy nhiễu vùng biển các nước láng giềng của Trung Quốc là cực kỳ nguy hiểm. Nó làm mất ḷng tin, gây phương hại tới an ninh, an toàn, ḥa b́nh, ổn định, thậm chí tạo ra nguy cơ chiến tranh trên Biển Đông.
Tàu cá dân binh đi kèm bảo vệ tàu Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc đang khảo sát trái phép gần khu vực băi Tư Chính. (Ảnh: NDCC)
Với tầm quan trọng của Biển Đông, đặc biệt là đối với hoạt động hàng hải, nếu chiến tranh xảy ra trên Biển Đông th́ không chỉ các nước trong khu vực mà hầu như tất cả các cường quốc đều bị ảnh hưởng.
Do tất cả các cường quốc trong khu vực đều phụ thuộc vào hàng hóa chuyên chở trên Biển Đông, chiến tranh trên Biển Đông sẽ có khả năng làm suy thoái, thậm chí phá hoại nền kinh tế của khu vực và trên thế giới.
Kiên quyết ngăn trở những hoạt động trái phép của Trung Quốc
Với những mối nguy ngại như vậy, được biết, hiện nay các nước ASEAN và Trung Quốc đang thảo luận sôi nổi về Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) để giải quyết biển Đông. Vậy theo ông, COC sẽ giải quyết được những tranh chấp trên biển Đông?
- Hành động xâm lấn, quấy nhiễu biển Việt Nam của Trung Quốc lần này lại càng nguy hiểm v́ nó xảy ra trong bối cảnh các nước ASEAN và Trung Quốc đang đàm phán để xây dựng Bộ quy tắc ứng xử các bên ở Biển Đông (COC).
Trung Quốc lợi dụng t́nh h́nh thế giới vi phạm vùng biển Việt Nam
COC nếu trở thành một văn bản có tính ràng buộc pháp lư, nó có thể giúp kiềm chế hiệu quả căng thẳng và các xung đột tiềm năng trên Biển Đông, tạo môi trường để các nước đàm phán, giải quyết tranh chấp.
Muốn COC được đàm phán thành công, các nước cần xây dựng được ḷng tin và thành thực trong đàm phán. Có thể thấy trong hành động xâm lấn biển Việt Nam, Trung Quốc đă thể hiện “tiền hậu bất nhất” trong lời nói và hành động.
Chính thái độ này của Trung Quốc đă làm mất ḷng tin của các nước tham gia đàm phán và do vậy Trung Quốc phải chịu trách nhiệm nếu đàm phán COC bị chậm tiến độ hoặc thậm chí không thành công.
Nhiều chuyên gia cho rằng, Trung Quốc luôn nhất quán chủ trương, đặc biệt ở Biển Đông, đó là chính sách, hành động nhằm biến vùng không tranh chấp thành vùng tranh chấp sau đó sử dụng sức mạnh quân sự gây hấn, khiêu khích để phục vụ cho ư đồ bành trướng, khẳng định chủ quyền vô lư. Ông b́nh luận ǵ về các giải pháp mà Việt Nam thực hiện khi Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam lần này?
- Tôi thấy các giải pháp lần này mà Việt Nam thực hiện là phù hợp với các quy định trong luật pháp quốc tế. Trung Quốc là một nước láng giềng lớn và v́ lợi ích của cả hai nước, chúng ta đang thực hiện phương châm vừa hợp tác vừa đấu tranh.
Tuy đấu tranh kiên quyết để bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích quốc gia trên biển nhưng ta phải hạn chế thấp nhất những tác động của đấu tranh tới hợp tác.
Tôi cho rằng trên cơ sở phương châm nêu trên, ngay từ khi Trung Quốc xâm lấn vùng biển Việt Nam th́ lực lượng chấp pháp Việt Nam trên biển đă kiên quyết ngăn trở những hoạt động trái phép của Trung Quốc.
Đồng thời, qua tất cả các kênh có thể sử dụng được, chúng ta đă sử dụng các biện pháp chính trị, ngoại giao như tiếp xúc, gửi công hàm phản đối. Khi tàu Trung Quốc không chịu rút ra khỏi vùng biển Việt Nam, chúng ta đă sử dụng truyền thông như một biện pháp để đấu tranh với Trung Quốc.
Tôi cho rằng nếu Trung Quốc tiếp tục các hoạt động xâm lấn th́ chúng ta sẽ có thể sử dụng các giải pháp mạnh hơn là kiện Trung Quốc ra một ṭa án quốc tế thích hợp.
Cần chú ư rằng giải pháp pháp lư là cực kỳ quan trọng nhưng nên là giải pháp được sử dụng sau v́ một khi đă kiện th́ cả hai bên sẽ chịu nhiều tổn hại. Việc lựa chọn giải pháp nào cần được cân nhắc kỹ, đảm bảo có lợi nhất và ít thiệt hại nhất trong bào vệ chủ quyền và phát triển kinh tế, xây dựng t́nh hữu nghị bền vững giữa nhân dân 2 nước.
Xin cảm ơn ông!
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt vi phạm chủ quyền
Ngày 19/7 vừa qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết, nhóm tàu khảo sát Hải dương Địa chất 8 của Trung Quốc có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông.
"Trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đă có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông. Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao, Việt Nam đă tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam.
Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam tiếp tục triển khai nhiều biện pháp phù hợp thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách ḥa b́nh, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam.
Như đă khẳng định tại phát biểu của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao ngày 16/7/2019, lập trường nhất quán của Việt Nam là kiên quyết, kiên tŕ đấu tranh bằng các biện pháp ḥa b́nh, phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 trước bất cứ hành vi nào xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển được xác định phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.
Duy tŕ trật tự, ḥa b́nh, an ninh ở khu vực Biển Đông là lợi ích chung của các nước trong và ngoài khu vực, cũng như cộng đồng quốc tế. Do đó, Việt Nam mong muốn các nước liên quan và cộng đồng quốc tế cùng nỗ lực đóng góp nhằm bảo vệ và duy tŕ lợi ích chung này".