Vừa qua Panama đă chính thức trở thành nước ở Trung Mỹ đầu tiên sẽ không cho sử dụng túi nhựa để bảo vệ môi trường. Đây thực sự là 1 hành động đầy thiết thực mà không phải quốc gia nào cũng thực hiện được trong việc bảo vệ môi trường. Panama, cùng với hơn 60 quốc gia khác, đă chính thức cấm hoàn toàn hoặc cấm một phần việc sử dụng túi nhựa dùng một lần, nhằm hạn chế nguy cơ ô nhiễm đến từ việc sử dụng loại túi này.
Theo đó, các siêu thị, hiệu thuốc và cửa hàng bán lẻ ở Panama đă được yêu cầu ngừng sử dụng túi nhựa truyền thống (làm từ polyethylene), trong khi các đại lư bán buôn được giảm dần và chấm dứt hẳn việc sử dụng túi nhựa vào năm 2020.
Được biết, chính sách này được chính phủ Panama phê duyệt vào năm 2018 và chính thức ban hành hôm 20-7 vừa qua, biến đây trở thành quốc gia Trung Mỹ đầu tiên cấm sử dụng túi nhựa một lần.
Mức phạt có thể được áp dụng cho việc không tuân thủ quy định sử dụng túi, nhưng vẫn có trường hợp ngoại lệ đối với việc sử dụng túi nhựa v́ lư do vệ sinh, chẳng hạn như với thực phẩm thô.
Tiền phạt từ các hành vi sử dụng túi nhựa một lần sẽ được sử dụng để tài trợ cho các chương tŕnh giảng dạy và tái chế. Việc thực thi lệnh cấm sẽ được giám sát chặt chẽ bởi cơ quan bảo vệ người tiêu dùng của nước này.
Trên khắp đường phố Panama, những tấm biển cổ động mang thông điệp "ít túi, nhiều cơ hội sống" đă nhắc nhở người qua đường rằng cơ chế không túi nhựa một lần đă được áp dụng.
"Đây dường như là một biện pháp tốt để hạn chế người dân gây ô nhiễm đường phố và ô nhiễm cộng đồng sống", một công dân có tên Victoria chia sẻ.
Quy định này được đưa ra sau khi t́nh trạng các chú chim, rùa, hải cẩu, các loại cá ở khu vực Mỹ Latinh thường xuyên ăn phải những tàn dư của túi nhựa dần tăng cao.
Dọc theo bờ biển Panama, người ta thường thấy sự xuất hiện của những băi rác thải nhựa, đặc biệt là gần các khu vực đông dân cư.
Theo báo cáo được tổ chức Ellen MacArthur công bố năm 2016, dựa trên tăng trưởng tiêu dùng, và nếu như không có chính sách chống ô nhiễm mới nào được đưa ra, đến năm 2050, số lượng túi nhựa thải ra sẽ gấp đôi trọng lượng số cá trên đại dương.
|