Bị Trung Quốc nêu đích danh v́ bán vũ khí cho Đài Loan, công ty Mỹ bị Bắc Kinh cứt đứt quan hệ. Công ty quốc pḥng và hàng không vũ trụ Honeywell kêu trời! “Họ không hiểu v́ sao” lại nằm trong danh sách cấm vận của Trung Quốc, liên quan đến việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan.
Xe tăng M1A2T Abrams của Mỹ.
Theo SCMP, hai kênh truyền thông của nhà nước Trung Quốc là Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc và truyền h́nh trung ương Trung Quốc (CCTV) đồng loạt đăng tải bản tin, nêu đích danh các công ty Mỹ bao gồm Honeywell, tập đoàn Oshkosh, General Dynamics và công ty con hàng không vũ trụ Gulfstream, v́ liên quan đến thỏa thuận bán xe tăng, tên lửa của Mỹ cho Đài Loan.
“Thỏa thuận bán vũ khí là điều không khôn ngoan. Các công ty Mỹ bán được vũ khí cho Đài Loan, nhưng họ sẽ mất thị trường Trung Quốc. Những sản phẩm dân sự mà họ kinh doanh ở Trung Quốc sẽ bị tẩy chay”, bản tin viết.
“Đừng bao giờ đánh giá thấp chính phủ Trung Quốc và người dân nước này. Đừng bao giờ đánh giá thấp Trung Quốc với tư cách là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới”, bài viết nhấn mạnh.
Trong một tuyên bố gửi đến SCMP, công ty Honeywell có trụ sở ở Mỹ “nói Trung Quốc không có lư do ǵ để cấm vận tập đoàn”, v́ Honeywell chỉ “cung cấp các thiết bị và phụ kiện, không rơ chúng sẽ được dùng cho vũ khí ǵ, đơn hàng như thế nào”.
Honeywell nhấn mạnh thỏa thuận bán vũ khí cho Đài Loan là ở cấp chính phủ, công ty không có quyền lên tiếng và cũng không làm ăn trực tiếp với Đài Loan.
Nhiều công ty vũ khí Mỹ bán trang thiết bị dân sự ở Trung Quốc.
Tuần trước, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Trung Quốc, Mỹ đă thông qua thỏa thuận bán vũ khí trị giá 2,2 tỉ USD cho Đài Loan, bao gồm 108 xe tăng M1A2T Abrams và 250 tên lửa Stinger.
Theo SCMP, Honeywell cung cấp các vật liệu vũ khí chủ chốt cho xe tăng Abrams trong khi tập đoàn Oshkosh chế tạo vũ khí hạng nặng cho xe vận tải.
Công ty hàng không vũ trụ Gulfstream cũng bị nêu tên, trong khi Trung Quốc chiếm một phần ba thị phần của công ty này. Sản phẩm của Oshkosh hiện xuất hiện ở hơn 60 sân bay Trung Quốc.
Gă khổng lồ vũ khí Raytheon của Mỹ, công ty bán tên lửa Stinger cho Đài Loan, không được các kênh truyền thông nhà nước Trung Quốc nêu tên.
Tất cả các công ty vũ khí Mỹ trên đều muốn mở rộng hoạt động ở thị trường Trung Quốc trong những năm qua.
Năm 2003, Honeywell chuyển trụ sở khu vực châu Á-Thái B́nh Dương từ Singapore sang Thượng Hải. Năm 2017, công ty này trả 100 triệu USD để mua đứt quyền sử dụng đất tại trụ sở.
Trong khi đó, Oshkosh cũng mở văn pḥng ở Thượng Hải và cơ sở sản xuất ở Tianjin vào năm 2008. Gulfstream đánh giá Trung Quốc là thị trường tiềm năng, bởi giới siêu giàu ở quốc gia này bắt đầu tính tới việc mua máy bay cá nhân.