Nhân viên sân bay Mỹ xử lư rất kỹ các thực phẩm thu từ khách quốc tế. Trước khi cho vào máy nghiền, họ cắt, bóp nát, kiểm tra các mầm móng bệnh dịch trong từng loại quả tươi.
Bất kỳ hành khách quốc tế nào đến Mỹ đều phải khai báo thực phẩm mang theo với nhân viên sân bay. Trường hợp không khai báo, thức ăn của bạn có thể bị tịch thu nếu nằm trong danh sách cấm, đồng thời bạn đối mặt với mức phạt 1.000 USD tùy độ nghiêm trọng. Vậy sau khi tịch thu, họ sẽ xử lư chúng như thế nào?
Theo thống kê, mỗi năm có khoảng 34 triệu lượt khách quốc tế ghé sân bay John F. Kennedy (New York) - một trong những sân bay lớn nhất nước Mỹ. V́ thế, việc kiểm tra từng kiện hành lư để phát hiện hàng cấm bằng sức người là bất khả thi. Do đó, những chú chó nghiệp vụ là trợ thủ đắc lực của nhân viên CBP (Cục Hải quan và Biên pḥng Mỹ).
Ngoài nhân viên chuyên ḍ t́m ma túy, chất cấm và vũ khí ở sân bay ra th́ các chuyên gia nông nghiệp cũng đóng vai tṛ quan trọng không kém. Họ cùng với chó nghiệp vụ đánh hơi thực phẩm, loại hàng hóa cấm bị tịch thu nhiều nhất ở sân bay. Sau đó, những thứ nằm trong diện t́nh nghi sẽ được chuyển qua máy scan một lần nữa, trước khi nhân viên sân bay kiểm tra từng thứ bằng tay.
Bạn sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn nếu họ phát hiện ra bất cứ thứ ǵ khả nghi. Chúng sẽ được bọc lại, dán nhăn trước khi đưa đến pḥng chứa hàng lậu. Tuy nhiên, trước khi xử lư thực phẩm đă tịch thu, họ sẽ dùng dao tách từng quả tươi, bóp nát để t́m ra mầm móng dịch bệnh từ các loại trái cây nước ngoài, có thể ảnh hưởng đến ngành trồng trọt, chăn nuôi địa phương. Nếu thấy các loài côn trùng, ấu trùng dù nhỏ hay to, họ sẽ loại trừ mọi khả năng dịch bệnh rồi mới gởi chúng đến Bộ Nông nghiệp Mỹ để kiểm tra lần nữa. Sau đó, tất cả những thực phẩm bị tịch thu thuộc nhóm thực vật bị cho vào máy nghiền, c̣n nhóm động vật th́ bị đem đi thiêu hủy.