Khoai sọ được cho là món ăn dân dã và quen thuộc đối với người Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều người không tận dụng hết được công dụng của loại khoai này. Biết cách chế biến, khoai sọ có thể trở thành thực phẩm chữa được bách bệnh.
Ảnh minh họa: Internet
Củ khoai sọ chứa tinh bột, protid, lipid, galactose, arabinose, Ca, P, Fe và các vitamin A, B, C; có 17 acid amin và nhiều acid béo chưa no (acid linoleic, acid linolenic), chất gây ngứa. Khoai sọ có giá trị dinh dưỡng gấp 1,5 lần khoai tây.
Theo Đông y, lá và bẹ lá vị cay, tính bình; có tác dụng liễm hãm, chỉ tả, tiêu thũng độc. Củ khoai sọ vị cay ngọt; vào tỳ và thận. Có tác dụng ích khí bổ thận, tán kết, khu phong, chỉ thống, trừ đàm, tiêu thũng. Trị phát ban dị ứng mẩn ngứa, sa trực tràng, lỵ mạn tính, viêm sưng hạch (lao hạch), chấn thương đụng giập, gãy xương chảy máu do chấn thương, viêm sưng khớp do phong thấp, đau dạ dày, mụn nhọt, rắn cắn, lao phổi, bướu giáp; hỗ trợ trị ung thư vòm họng, ung thư gan... Ngày dùng 60 - 120g dưới dạng nấu hầm, giã đắp ngoài.
Một số món ăn - bài thuốc chữa bệnh từ khoai sọ:
Giúp nhuận tràng, chống táo bón
Khoai sọ rất giàu chất xơ và các hạt tinh bột rất có tác dụng với hệ tiêu hóa. Vì vậy, những người thường xuyên bị táo bón nên thường xuyên ăn khoai sọ để nhuận tràng.
Có thể dùng khoai sọ luộc ăn hoặc nấu canh. Nếu luộc thì nên rửa sạch khoai và luộc cả vỏ rồi bóc ăn sẽ bớt ngứa mà củ khoai được khô hơn là cạo sạch vỏ luộc.
Ăn khoai sọ theo cách này vừa chống ung thư, vừa tốt gấp tỷ lần thuốc bổ - ảnh 1Củ khoai sọ chứa tinh bột, protid, lipid, galactose, arabinose, Ca, P, Fe và các vitamin A, B, C; có 17 acid amin và nhiều acid béo chưa no (acid linoleic, acid linolenic), chất gây ngứa. Khoai sọ có giá trị dinh dưỡng gấp 1,5 lần khoai tây.
Gluxit, một chất chiếm lượng lớn trong khoai sọ. Gluxit có tác dụng cung cấp năng lượng, nuôi dưỡng tế bào thần kinh, chống suy nhược cơ thể. Đặc biệt đối với người gầy, mới ốm dậy hoặc hay có dấu hiệu suy nhược cơ thể thì dùng canh khoai sọ nấu móng giò hoặc dùng khoai sọ nấu thịt nạc sẽ giúp cơ thể mau phục hồi.
Hỗ trợ trị viêm thận
Không chỉ giàu chất xơ, trong khoai sọ còn chứa cả vitamin và phốt pho tạo điều kiện tốt chữa những người bị viêm thận. Bạn có thể dùng khoai sọ trong thực đơn hàng ngày như nấu với rau muống, canh thịt… nhưng nêm gia vị nhạt hơn so với những người bình thường.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng khoai sọ nấu với gạo thành cháo, có thể cho thêm một chút đường sẽ có tác dụng phòng cũng như hỗ trợ điều trị bệnh viêm thận mãn tính.
Chữa kiết lỵ lâu ngày không khỏi
Khoai sọ 50g, sắc nước uống mỗi ngày 2 lần. Nếu đi lỵ ra máu, khi uống hoà thêm đường đỏ; Không ra máu, chỉ có nhầy thì pha với đường trắng. Hoặc dùng thân khoai sọ 15g, củ cải 15g, tỏi 6g, sắc nước uống thay trà trong ngày.
Gân cốt đau nhức, sưng tấy: Khoai sọ, gừng tươi, hai thứ liều lượng bằng nhau, tất cả đem rửa sạch, gọt bỏ vỏ, giã nát, đắp vào chỗ bị bệnh, mỗi ngày thay thuốc 2 lần. Dùng 3 - 5 ngày.
Chữa chín mé: Khoai sọ giã nát, trộn thêm chút muối, đắp vào chỗ sưng đau, lấy gạc băng lại, ngày thay thuốc 2 lần. Hoặc: Dùng thân khoai sọ giã nát đắp vào chỗ bị bệnh. Dùng củ khoai sọ trộn muối giã đắp lên những chỗ sưng đau trên cơ thể, đối với các loại đinh nhọt khác cũng có tác dụng tốt.
Khoai sọ giã đắp ngoài: củ khoai sọ 120g, hành sống 3 củ nghiền nát, thêm chút rượu khuấy cho nhuyễn đều, gói vào miếng gạc mỏng đắp lên chỗ đụng giập chấn thương kín có sưng nề bầm tím. Tác dụng hoạt huyết tiêu viêm.
Chữa tiêu chảy, lỵ: Lá khoai sọ 30g, củ cà rốt 30g, tỏi 1 củ. Sắc nước uống.
Trị trẻ em chốc đầu, chảy nước mủ: củ khoai sọ giã nát đắp lên chỗ chốc.
Chữa rắn cắn, ong đốt: lá tươi giã nát đắp.
Chữa mề đay: bẹ lá khoai 60g, rễ cây tai chuột 30g, hồng táo 30g, đường đỏ 30g. Sắc uống. Có thể nấu bẹ khoai sọ tươi với sườn lợn ăn.
Chữa u bướu vùng hầu họng, thông hầu họng kháng độc: khoai sọ 60-120g, rễ kỷ tử 50g (có thể thêm thất diệp nhất chi hoa 5g, tân di 12g). Sắc uống ngày 1 lần. Dùng liên tục 60 ngày.
VietBF © Sưu Tầm