Vừa qua Ấn Độ quyết định nóng. Hôm 4/7, Chính phủ Ấn Độ khẳng định họ sẽ tiếp tục nhập dầu từ Iran cũng như nối dài các hoạt động thương mại với quốc gia này. Quyết định này phá mộng bóp nghẹt Iran của Mỹ
Bộ Ngoại giao Ấn Độ vừa phát đi thông báo cho biết quan hệ của nước này với Iran là không thể thay đổi và "không bị ảnh hưởng bởi các mối quan hệ với nước thứ ba".
Tuần trước, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho biết đă cắt giảm lượng nhập khẩu năng lượng từ Iran dù nguồn cung này đảm bảo tới 11% nhu cầu năng lượng của Ấn Độ. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Ấn Độ nêu rơ việc cắt giảm này "đă không c̣n cần thiết" theo yêu cầu mới nhất từ Chính phủ.
Thông báo của Bộ Ngoại giao Ấn Độ cũng khẳng định sẽ tiếp tục việc nhập khẩu năng lượng từ Iran, đồng thời duy tŕ và phát triển các thỏa thuận thương mại giữa hai bên New Delhi và Tehran và không có bất kỳ rào cản hay tác động nào.
Hôm 2/7, Đại sứ Iran tại Ấn Độ, ông Ali Chegeni cũng khẳng định rằng đất nước của ông có thể cung cấp mọi yêu cầu năng lượng từ phía Ấn Độ. Đồng thời Đại sứ Chegeni khẳng định có đủ tiềm lực quân sự, an ninh để đảm bảo nguồn cung năng lượng không bị tác động hay gián đoạn.
Tổng thống Iran Rouhani và Thủ tướng Ấn Độ Modi trong một buổi gặp thượng đỉnh hai nước
"Chúng tôi mong đợi từ một người bạn (Ấn Độ) rằng chúng tôi hiểu nhau, theo lợi ích của hai quốc gia. Iran sẵn sàng trở thành người bảo vệ và cung cấp năng lượng cho Ấn Độ" - Đại sứ Chegeni khẳng định.
Ông Chegeni cũng nói thêm rằng việc nhập khẩu từ Ấn Độ đă có lúc bị đ́nh trệ, nhưng hai bên có thể chưa hiểu nhau. "Ấn Độ lo ngại nguồn cung năng lượng bị tác động và không được đảm bảo đều đặn, nhưng Iran đă có các biện pháp giải quyết điều đó.
Với Iran, Ấn Độ măi là bạn. Chúng tôi hiểu rằng Ấn Độ sẽ chỉ hành động theo lợi ích quốc gia của ḿnh, và Iran là người mang lại lợi ích cho họ. Ấn Độ sẽ không bao giờ hành động v́ một sự tác động nào từ bên ngoài để tổn hại cho lợi ích quốc gia của họ".
Ấn Độ là nước thứ hai nhập khẩu dầu thô và các chế phẩm từ dầu lớn thứ hai của Iran, chỉ xếp sau Trung Quốc. Ấn Độ chiếm khoảng 10% tổng nguồn xuất khẩu của Iran.
Những tuyên bố của Đại sứ Iran ở Ấn Độ cho thấy chính quyền New Delhi một phần tôn trọng các biện pháp trừng phạt từ Mỹ, nhưng nguyên nhân lớn hơn là họ cần đảm bảo an ninh cho nguồn cung năng lượng của ḿnh.
Ấn Độ cho rằng những căng thẳng ở vùng Vịnh có thể ảnh hưởng đến an ninh hàng hải và khiến nguồn cung năng lượng của họ bị gián đoạn. Do đó, Ấn Độ cần giảm bớt lượng nhập khẩu từ Iran và t́m kiếm các nguồn cung an toàn hơn.
Khi t́nh h́nh vùng Vịnh có những dấu hiệu ngă ngũ cũng như có thêm các cam kết từ phía Iran về an ninh hàng hải, New Delhi và Tehran đưa ra các cam kết tiếp tục hợp tác với nhau.
Điều này cho thấy hai nguồn nhập hàng lớn nhất của Iran không thể bị suy chuyển. Chưa kể đến việc Nga vẫn đang âm thầm t́m cách giúp đỡ Iran tiêu thụ, xuất khẩu dầu theo các cơ chế hoạt động của riêng họ. Ngoài ra, nhiều nguồn tin từ Washington cho biết Thổ Nhĩ Kỳ là một mắt xích quan trọng trong việc ngầm hỗ trợ Tehran xuất dầu.
Chỉ những đối tác này đă khiến cho Washington không thể đủ khả năng đưa lượng xuất khẩu dầu Iran về con số 0 như tham vọng của họ. Điều duy nhất khiến Mỹ c̣n gây khó dễ được cho Iran là việc EU vẫn đang chịu tác động từ Washington và chưa triển khai được INSTEX - một công cụ cho phép EU giúp Iran lách trừng phạt của Mỹ