Australia gọi vụ sinh viên mất tích ở Triều Tiên là 'đáng quan ngại'. Vẫn chưa có thêm thông tin mới về Alek Sigley. Australia cho rằng nhiều khả năng sinh viên này đang bị Triều Tiên bắt.
Alek Sigley. Ảnh: SCMP.
Thủ tướng Australia Scott Morrison ngày 28/6 cho biết Canberra chưa xác định được tung tích của sinh viên Alek Sigley, 29 tuổi, người mất tích tại Triều Tiên nhiều ngày qua.
"Chúng tôi chưa có thêm thông tin", Morrison nói với kênh Channel 9 của Australia khi đang có mặt ở Osaka, Nhật Bản, dự hội nghị thượng đỉnh G20 cùng các lănh đạo thế giới. "Đây là vấn đề đáng quan ngại. Tôi đang rất lo lắng".
Bộ Ngoại giao Australia hôm qua thông báo họ đang t́m cách xác minh thông tin mà một số cơ quan truyền thông Nhật Bản và Hàn Quốc đăng tải về việc Sigley đă bị Triều Tiên bắt.
Sigley là cựu sinh viên Đại học Quốc gia Australia, nghiên cứu về bộ máy tuyên truyền của Triều Tiên. Anh tốt nghiệp hồi tháng 7 năm ngoái và đang theo học thạc sĩ tại Đại học Kim Nhật Thành ở B́nh Nhưỡng. Ngoài học tập, Sigley hiện điều hành công ty du lịch Tongil Tours, chuyên về du lịch kết hợp giáo dục.
Tháng ba năm ngoái, Sigley viết cho báo Guardian Australia kể về những trải nghiệm tại Triều Tiên. Anh cho hay một cư dân nước ngoài sở hữu visa sinh viên dài hạn có cuộc sống khá tự do. "Tôi thoải mái dạo quanh thành phố mà không cần phải có bất kỳ ai đi cùng", Sigley nói. "Giao tiếp với người dân địa phương đôi khi c̣n hạn chế nhưng tôi có thể mua sắm và ăn tối ở bất cứ đâu tôi muốn".
Australia không có quan hệ ngoại giao với Triều Tiên và các hỗ trợ lănh sự đều nhờ vào Đại sứ quán Thụy Điển nhưng c̣n tương đối hạn chế.
Cách Triều Tiên đối xử với công dân nước ngoài, hầu hết đến từ Mỹ, lâu nay vẫn là đề tài gây tranh căi. Cái chết của sinh viên Mỹ Otto Warmbier hồi năm 2017 sau khi bị bắt 17 tháng ở Triều Tiên đă khiến mối quan hệ giữa Washington và B́nh Nhưỡng rơi vào căng thẳng trong một thời gian dài, thậm chí hai bên c̣n tung ra những lời đe dọa chiến tranh nhằm vào nhau.
Warmbier bị Triều Tiên bắt năm 2016 và tuyên án 15 năm lao động khổ sai v́ trộm một tấm biểu ngữ ở khách sạn. Anh được trả về Mỹ trong t́nh trạng hôn mê và qua đời không lâu sau đó.