Bà Condoleeza Rice nói ǵ về ư muốn công nghệ của TQ? Theo bà Trung Quốc đă có một lựa chọn đầy mạo hiểm khi tiết lộ tham vọng thống trị thế giới công nghệ.
Tiến sĩ Condoleezza Rice, Cố vấn An ninh Quốc gia và Ngoại trưởng dưới thời cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush, đă đưa ra phát biểu trên với đài CNBC hôm 19-6.
“Tôi nghĩ người Trung Quốc đă phạm sai lầm khi họ ra ngoài và nói rằng chúng ta sẽ vượt qua Mỹ về điện toán lượng tử và trí tuệ nhân tạo vào năm 2030”, bà nói.
“Tôi đă nói với một số người bạn Trung Quốc rằng đó là một sai lầm lớn bởi Mỹ và các quốc gia khác đă lo lắng về việc Trung Quốc có thể sử dụng công nghệ để do thám như thế nào”, bà Rice nói với nhà báo Becky Quick trong chương tŕnh “Squawk Box” từ Hội nghị Thượng đỉnh về quyền lănh đạo của phụ nữ KPMG ở bang Minnesota.
Gă khổng lồ công nghệ Huawei hiện là tâm điểm cho những lo ngại của chính quyền Tổng thống Donald Trump về việc các công ty Trung Quốc gắn bó chặt chẽ với chính phủ nước này như thế nào. Huawei cho đến nay vẫn khẳng định họ độc lập với chính phủ Trung Quốc.
Ngay sau khi Tổng thống Trump ngày 15-5 tuyên bố t́nh trạng khẩn cấp quốc gia về các mối đe dọa đối với công nghệ Mỹ, Bộ Thương mại nước này đă liệt Huawei vào danh sách cấm làm ăn với các công ty của Mỹ. Khoảng một tuần sau, cơ quan này đă tạm hoăn thực thi lệnh cấm này trong 90 ngày.
“Tôi nghĩ bất kỳ công ty Trung Quốc nào cũng sẽ làm những ǵ chính phủ Trung Quốc bảo họ làm”, bà Rice, cựu Phó viện trưởng tại Đại học Stanford và hiện là giáo sư tại trường kinh doanh của đại học này. Bất kể là giám sát hay thúc đẩy lợi ích quốc gia, Tiến sĩ Rice nói “một điều rất rơ ràng rằng Trung Quốc sẽ sử dụng những công cụ này theo cách mà tôi nghĩ sẽ khiến tất cả chúng ta khó chịu”.
Khi Washington và Bắc Kinh tiến hành đàm phán thương mại tại hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) vào tuần tới tại Nhật Bản, bà Rice bày tỏ hy vọng các nước có thể đàm phán một thỏa thuận về bảo vệ sở hữu trí tuệ và tiếp cận thị trường để chấm dứt các mức thuế quan trừng phạt mà họ đă áp lên nhau.