Có ư kiến cho rằng, Tổng thống Trump đánh đồng an ninh và kinh tế, ông đă đẩy Mỹ vào ṿng xoáy chiến tranh. Theo đó, chính quyền Tổng thống Trump xem hành vi thương mại của một nước khác với Mỹ cũng nguy hiểm không kém so với hành động quân sự của họ.
Tổng thống Trump đang ngày càng xóa mờ đi ranh giới giữa an ninh kinh tế và an ninh quốc gia, để có thể khai thác những công cụ mạnh mẽ nhằm trừng phạt các nhân tố trên toàn cầu mà ông cho là “tồi tệ nhất”, thậm chí nhắm vào gần như tất cả các đối tác thương mại của Mỹ, trong số này phải kể đến Mexico và Trung Quốc, Nhật Bản và Châu Âu.
Tổng thống Trump phát biểu tại Nhà Trắng. Ảnh: NY Times.
Trong vài tuần qua, Tổng thống Trump đă tuyên bố xe ô tô của Nhật Bản và Châu Âu, thiết bị viễn thông của Trung Quốc cùng người nhập cư tại Mexico là các mối đe dọa đối với an ninh quốc gia. Những tuyên bố này đă giúp cho nhà lănh đạo Mỹ có thể sử dụng quyền lực từ thời Chiến tranh Lạnh để gây tổn hại về kinh tế đối với các nước khác thông qua việc áp thuế, liệt vào danh sách đen cùng nhiều chế tài khác.
Sách lược của chính quyền ông Trump
Trong khi các chính phủ tiền nhiệm luôn cố gắng giải quyết các mối đe dọa về kinh tế và an ninh một cách riêng biệt, th́ chính quyền Tổng thống Trump lại cố t́nh trộn lẫn cả hai vấn đề này, xem hành vi thương mại của một nước khác với Mỹ cũng nguy hiểm không kém so với năng lực quân sự của họ. Đây là quan điểm mà ông đă đặt ra kể từ chiến dịch tranh cử Tổng thống năm 2016, khi ông thúc đẩy chính sách “Nước Mỹ trên hết”, đồng thời cam kết bảo vệ những công ty mà ông cho là đang bị thất bại trong cuộc cạnh tranh thương mại trên toàn cầu.
Lên nắm quyền, ông đă ngay lập tức rút Mỹ ra khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái B́nh Dương, khởi xướng các cuộc điều tra hàng hóa nhập khẩu như máy giặt hay pin mặt trời mà ông tin là đang tràn ngập trên thị trường Mỹ. Cách tiếp cận của ông đă trở nên cứng rắn hơn trong suốt 2 năm qua, đỉnh điểm là việc đưa ra quan điểm mở rộng về an ninh quốc gia, khiến Mỹ rơi vào cuộc chiến kinh tế với gần như tất cả các đối tác thương mại, kể cả đồng minh lâu năm của nước này.
Ông Trump đă đe dọa sử dụng Luật về quyền kinh tế khẩn cấp quốc tế năm 1977 của Mỹ để áp thuế đối với Mexico. Luật này cho phép Tổng thống có quyền đơn phương hành động chống lại mối đe dọa bất thường trong thời gian tuyên bố t́nh trạng khẩn cấp quốc gia. Động thái này khiến ông trở thành Tổng thống đầu tiên của Mỹ nhắm vào đồng minh bằng đạo luật truyền thống thường được dùng để áp đặt trừng phạt kinh tế với các đối thủ nước ngoài liên quan đến chủ nghĩa khủng bố hoặc có những hành vi sai trái khác.
Nhà lănh đạo Mỹ cũng sử dụng Đạo luật thương mại mở rộng năm 1962 để đánh thuế đối với hàng nhập khẩu được cho là gây ra mối đe dọa đối với an ninh quốc gia. Gần đây nhất là việc ông tuyên bố các loại xe ô tô từ Châu Âu và Nhật Bản gây ra mối đe dọa đối với an ninh Mỹ.
Với Trung Quốc, chính quyền Tổng thống Trump áp dụng kịch bản Chiến tranh Lạnh, đưa tập đoàn công nghệ viễn thông khổng lồ Huawei vào danh sách đen, đặt ra những quy định mới hạn chế việc xuất khẩu công nghệ sinh học hay điện toán hiệu năng cao ra nước ngoài. Chad Bown, nhà nghiên cứu tại Viện kinh tế quốc tế Peterson cho biết: “Đối với chính quyền ông Trump, mọi thứ đều quy về an ninh quốc gia. Họ sử dụng điều này như một cái cơ để áp đặt thuế quan theo những cách có thể vi phạm các quy tắc thương mại”.
Tổng thống Trump biện minh rằng, cách tiếp cận này là sự phản ứng với chính sách ngoại giao thất bại suốt nhiều năm qua, không giúp ích ǵ trong việc ngăn chặn công ăn việc làm, năng lực sản xuất và sự đổi mới ngày càng rời xa nước Mỹ. Theo ông, sự xói ṃn của các ngành công nghiệp Mỹ đang đặt ra mối đe dọa trực tiếp với tương lai của xứ cờ hoa.
“Chúng ta đang tái khẳng định những sự thật cơ bản này: Một quốc gia không biên giới không phải là một quốc gia. Một đất nước mà không bảo vệ được sự thịnh vượng ở bên trong th́ sẽ không thể bảo vệ được các lợi ích của họ ở bên ngoài”, ông Trump nói khi công bố kế hoạch an ninh quốc gia tháng 12/2017.
“An ninh kinh tế là an ninh quốc gia. Nếu bạn xem xét những ǵ chính quyền Tổng thống Trump đang thực hiện về mặt kinh tế và quốc pḥng, bạn sẽ hiểu rằng tuyên bố này là nguyên tắc chỉ đạo”, Peter Navarro - Cố vấn thương mại của Nhà Trắng cho biết.
Dễ gây phản tác dụng
Các nhà phê b́nh cho rằng chiến lược này đang cho phép chính quyền Tổng thống Trump chấm dứt những quy tắc thương mại từng được đặt ra nhằm ngăn Mỹ và các quốc gia khác vượt qua rào cản, có nguy cơ dẫn tới các cuộc chiến thương mại kéo dài bất tận. Trên thực tế, việc đánh đồng an ninh kinh tế với an ninh quốc gia sẽ dẫn đến nhiều rủi ro, mà trước hết là gây căng thẳng trong quan hệ giữa Mỹ với chính phủ các nước khác, khiến các vấn đề vốn đă gây tranh căi chẳng hạn như hành vi thương mại trở nên phức tạp hơn.
Các nghị sỹ đảng Cộng ḥa cùng các doanh nghiệp đă lên tiếng cảnh báo cách tiếp cận của chính quyền Tổng thống Trump, cho rằng việc đánh đồng những vấn đề khác biệt sẽ tạo ra tảng băng trong quan hệ đối ngoại, khiến các công ty Mỹ gặp bất lợi. Mặc dù nhiều nghị sỹ ủng hộ cách tiếp cận của chính phủ đối với Trung Quốc, nhưng họ vẫn phản đối áp đặt trừng phạt đối với các đồng minh như Nhật Bản, Canada, Mexico và Châu Âu, khẳng định điều này sẽ làm tổn thương các công ty Mỹ tham gia chuỗi cung ứng xuyên biên giới, đồng thời gây ra nhiều vấn đề về an ninh.
Đầu năm 2019, ông Trump ban bố t́nh trạng khẩn cấp tại biên giới phía Nam Mexico. Cuối tháng 5 vừa qua, ông đe dọa áp thuế lên tới 25% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mexico. Việc lạm dụng quyền hạn của ông Trump có nguy cơ làm rạn nứt quan hệ kinh tế lâu đời giữa Mỹ và Mexico, phá hủy mọi cơ hội phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do Mỹ-Mexico-Canada (gọi tắt là USMCA). Cách tiếp cận của chính quyền Tổng thống Trump cũng làm gia tăng sự bất b́nh tại Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều đồng minh khác - những nước có sản phẩm kim loại và xe ô tô xuất khẩu vào Mỹ bị coi là mối đe dọa an ninh quốc gia