Châu Âu đang dành nhiều quan tâm hơn đối với chuỗi cung ứng nguyên liệu "sự độc quyền" của Trung Quốc, bởi sản xuất đất hiếm giữa bối cảnh các nước thuộc EU đang mong muốn đầu tư vào cuộc cách mạng ô tô điện, khiến thương chiến Mỹ - Trung sẽ tiếp tục gây ra nhiều hệ lụy về kinh tế và chuỗi cung ứng cho nhiều quốc gia trên thế giới.
Công tŕnh khai thác đất hiếm ở Trung Quốc. Ảnh: Stringer | Reuters
Bài toán đất hiếm
Trả lời CNBC, nhiều chuyên gia cảnh báo rằng các nhà sản xuất Châu Âu nên để mắt tới "sự độc quyền" của Trung Quốc đối với hoạt động khai thác và sản xuất đất hiếm giữa bối cảnh các nước thuộc EU đang mong muốn đầu tư vào cuộc cách mạng ô tô điện.
Đất hiếm là những nguyên liệu được sử dụng trong hầu hết các thiết bị điện tử ngày nay. Cụm từ này đă trở thành tiêu đề nóng trong vài tuần qua khi Trung Quốc phát đi những tín hiệu sẽ dừng xuất khẩu đất hiếm tới Mỹ sau khi Washington tăng mức thuế quan lên 25% đối với 200 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc.
Nhóm 17 nguyên tố đất hiếm không thực sự hiếm như tên gọi của nó, nhưng chúng được sản xuất ở mức thấp hơn nhiều so với những kim loại khác như đồng. Đất hiếm đang ngày càng trở nên quan trọng bởi sự cần thiết của nhóm những nguyên liệu này trong các thiết bị công nghệ cao, công nghiệp quốc pḥng và phương tiện chạy bằng diện.
Năm 2018, Trung Quốc cung cấp 70% sản lượng đất hiếm trên toàn thế giới.
Martin Eales, CEO của công ty Rainbow Rare Earths - tổ chức sở hữu một mỏ đất hiếm ở Burundi, cho biết Trung Quốc có thể sẽ không lựa chọn giải pháp cấm hoàn toàn xuất khẩu đất hiếm mà sẽ giảm tỉ trọng sản xuất. Mà theo đó "sẽ giảm lượng đất hiếm có thể sử dụng để xuất khẩu và điều này sẽ gây ra vấn đề cho chuỗi cung ứng của người dùng trên khắp thế giới".
Cuộc cách mạng ô tô
Theo Giám đốc Khoa học về Khoáng sản của trung tâm Khảo sát Địa chất Anh Andrew Bloodworth, mối quan ngại lớn nhất của các nhà sản xuất châu Âu là họ sẽ cần sử dụng tới một khối lượng lớn đất hiếm trong tương lai.
Khi ngành sản xuất ô tô chuyển từ động cơ đốt trong sang xe điện, rất nhiều động cơ điện sẽ phải phụ thuộc vào nam châm điện cường độ cao được chế tạo từ các nguyên liệu đất hiếm.
"Chuyện này sẽ không xảy ra nhanh chóng, nhưng khi ngành công nghiệp ô tô chuyển từ xăng và dầu diesel sang năng lượng điện, chúng ta có thể có động cơ điện rất mạnh và hiệu quả khi sử dụng nam châm điện cường độ cao," Bloomworth trả lời CNBC.
"Điểm khác biệt ở đây là việc sản xuất sẽ cần tới một lượng đất hiếm khổng lồ mỗi năm để sản xuất hàng triệu chiếc xe điện".
Ông Bloodworth nhận định rằng phía Trung Quốc đă nhận ra sự thay đổi trong nhu cầu sử dụng nguyên liệu của ngành công nghiệp ô tô, và Bắc Kinh "tỏ ra hứng thú với việc bán các động cơ ô tô hoặc thậm chí cả xe điện hoàn chỉnh hơn là đất hiếm".
"Vậy nên chúng ta có thể quan sát thị trường theo hướng là khi nhu cầu tăng, giá sẽ tăng. Vậy nên một số các dự án đang được đề xuất trên thế giới sẽ sớm được thông qua bởi chúng sẽ rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư," ông Bloodworth nói.
Hiện tại, các mỏ đất hiếm bên ngoài Trung Quốc đang ở vị thế khó khăn do tầm ảnh hưởng lớn của những mỏ ở Trung Quốc. V́ vậy, ông Bloomworth cho rằng sẽ khó có thể có thêm thuế quan hoặc hạn chế từ Bắc Kinh bởi nếu làm như vậy giá đất hiếm từ Trung Quốc sẽ tăng vọt, tạo điều kiện để các nguồn cung thay thế xâm nhập thị trường.
Eales đồng ư rằng những công ty như Rainbow có thể sẽ tính toán "để phát triển cùng chuỗi cung ứng của tương lai và nỗ lực thay thế Trung Quốc một cách hoàn toàn".
"Nhu cầu đất hiếm cho thị trường xe cộ rất lớn, và đằng nào th́ các dự án cũng sẽ sớm được thông qua," Bloodworth nói.
Ông cũng cho rằng châu Âu đang dành nhiều quan tâm hơn đối với chuỗi cung ứng nguyên liệu thô bởi vai tṛ của các nước này trong việc sản xuất phương tiện hoàn thiện và bởi mối đe dọa độc quyền của Trung Quốc đối với chuỗi cung ứng đất hiếm.