Tháng 6 đầy biến động của Vương quốc Anh. Tổng thống Trump có chuyến thăm tới Anh đúng dịp này. Đây là một tháng đầy những đổi mới và thách thức với Anh.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Nữ hoàng Anh Elizabeth II
Chuyến công du của tổng thống Mỹ Donald Trump
Vị tổng thống thứ 45 của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ cùng với phu nhân, bà Melania, có chuyến thăm chính thức cấp nhà nước đầu tiên tới Đảo quốc sương mù trong ba ngày, bắt đầu từ 3/6. Chuyến công du của ông Trump bắt đầu với nghi lễ đón tiếp dành cho nguyên thủ quốc gia tại Khu vườn ở Cung điện Buckingham và được chủ tŕ bởi Nữ hoàng Anh, Elizabeth Đệ Nhị.
Ông Trump sau đó có cuộc hội đàm với Thủ tướng Anh, bà Theresa May tại Dinh thủ tướng ở số 10 phố Downing. Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh bà May sẽ chính thức rời khỏi vị trí lănh đạo của Đảng Bảo thủ Anh vào thứ 6 tuần này (7/6), cùng với đó những sự lo lắng về quá tŕnh đàm phán tiếp theo về việc Anh rời khỏi EU (Brexit) của người kế nhiệm chức thủ tướng Anh vẫn đang tiếp diễn.
Kỷ niệm 75 năm trận Normandie (6/6/1944-6/6/2019)
Trong chuyến công du tới Vương quốc Anh, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng tham dự lễ kỉ niệm lần thứ 75 của một sự kiện lịch sử được đánh giá là một trong những bước ngoặt của Chiến tranh Thế giới thứ hai. Các sử gia phương Tây thường gọi sự kiện này với với cái tên “The D-day”.
Ngày 6/6 của 75 năm về trước, khoảng 150,000 quân Đồng Minh, chủ yếu từ Anh, Mỹ và Canada đă đổ bộ lên các băi biển vùng Normandie ở nước Pháp, khi đó đang bị chiếm đóng bởi Đức Quốc xă. Lực lượng áp đảo đă giúp cho quân đồng Minh phá vỡ pḥng tuyến của phát xít Đức mặc dù phải trả một cái giá không hề nhỏ khi ước tính khoảng từ 2,500 đến 4,000 quân lính của khối Đồng Minh đă tử trận c̣n ở phía bên kia chiến tuyến là xấp xỉ 9,000 người.
Đây được coi là cuộc đổ bộ lớn nhất trong lịch sử quân sự thế giới và đă mở đường cho chiến thắng của quân Đồng Minh trước Đức quốc xă chưa đầy một năm sau đó.
Khủng hoảng Brexit và sự ra đi của Thủ tướng Theresa May
Hồi tháng 6/2016, Anh tổ chức cuộc trưng cầu dân ư với kết quả 52% người bỏ phiếu ủng hộ rời khỏi EU. Theo đúng kế hoạch, Anh dự kiến sẽ rời liên minh vào ngày 29/3/2019. Trong thời gian đó, Thủ tướng Anh Theresa May là người đứng ra đảm nhiệm vai tṛ quan trọng: t́m kiếm một lối thoát có lợi cho Anh sau khi rời khỏi EU.
Sau suốt 20 tháng, măi tới tháng 11/2018, EU và Thủ tướng Anh cuối cùng mới có được tiếng nói chung để đưa ra các điều khoản cho Brexit, bao gồm các vấn đề tài chính, quyền công dân và Bắc Ireland.
Ngày 15/1/2019, Quốc hội Anh lần đầu bỏ phiếu thông qua những thỏa thuận của Thủ tướng Theresa May với EU về Brexit. Tuy nhiên, kết quả cuộc bỏ phiếu đă khiến tương lai Brexit trở nên mịt mù. Với 432 phiếu chống và 202 phiếu thuận, những nỗ lực trong suốt 20 tháng đàm phán với EU của bà May đă bị bác bỏ. Đây được xem là thất bại lớn nhất tại Quốc hội của một chính phủ trong lịch sử chính trị Anh hiện đại.
Các lănh đạo EU sau đó đă cảnh báo nguy cơ cao về một “Brexit không thỏa thuận”, kịch bản có thể phá vỡ thương mại, làm tŕ trệ nền kinh tế Anh và tàn phá thị trường tài chính. Ireland, thành viên EU duy nhất có biên giới trên bộ với Anh, cho biết họ sẽ tăng cường chuẩn bị để đối phó với “Brexit hỗn loạn”. Dù vậy, thất bại này đă không đủ để “hạ gục” bà May. Bà tiếp tục t́m kiếm những thỏa thuận mới với EU và đưa ra Hạ viện.
Sau đó, cuộc bỏ phiếu thỏa thuận Brexit tại Hạ viện Anh lần thứ 2 ngày 12/3/2019 và kết quả được công bố ngay sau 15 phút. Cụ thể, với 391 phiếu chống so với 242 phiếu thuận, bà May một lần nữa thất bại khi Hạ viện tiếp tục bác bỏ những nỗ lực vừa qua.
Sau thất bại này, Anh đă phải lùi thời hạn Brexit từ 29/3/2019 tới 12/4/2019 để t́m kiếm giải pháp mới cho những thỏa thuận chung với EU. Trong suốt thời gian đó, bà May đă nỗ lực đàm phán và thuyết phục Quốc hội Anh với những điều khoản đă đạt được với EU. Song, một lần nữa, Hạ viện Anh “thẳng thừng” từ chối nữ Thủ tướng. Ngày 29/3/2019, cuộc bỏ phiếu thứ 3 được tổ chức, kết quả không có ǵ thay đổi so với 2 lần trước.
Ngày 24/5/2019, bà thông báo kế hoạch từ chức vào ngày 7/6/2019 sau gần ba năm cầm quyền. EU cho biết việc bà rời ghế sẽ không tạo ra thay đổi với các cuộc đàm phán Brexit.
Lễ “Eid al-Fitr” của người Hồi giáo trên toàn thế giới
Ngày lễ này của người Hồi giáo sẽ bắt đầu khi trăng bắt đầu lên trong ngày cuối cùng của tháng ăn chay Ramadan. Ngày lễ lớn này sẽ chính thức bắt đầu từ ngày hôm nay mặc dù có sự chênh lệch về múi giờ giữa các nước có người dân theo đạo Hồi trên thế giới và có thể dựa trên dấu hiệu của mặt trăng mọc ở thánh địa Mecca hay tại địa phương sở tại.
Sau 30 ngày nhịn ăn và uống kể từ lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn, dịp này là cơ hội để họ mở tiệc và ăn mừng và ước tính khoảng 1,6 triệu tín đồ Hồi giáo trên toàn thế giới đă tham gia ngày lễ này vào năm ngoái và nó được đánh dấu bằng một buổi cầu nguyện đặc biệt và một bữa sáng thịnh soạn với gia đ́nh và bạn bè của họ.