Mỹ - Trung cạnh tranh, Dijibouti không khác ǵ "chiến địa" - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới > World News |Tin Thế Giới 2006-2019


 
 
Thread Tools
  #1  
Old  Arrow Mỹ - Trung cạnh tranh, Dijibouti không khác ǵ "chiến địa"
Quốc gia bé nhỏ Djibouti không khác ǵ "chiến địa" trong bối cảnh Mỹ - Trung căng thẳng thương mại. Đây được coi như "chiến địa" cạnh tranh của hai cường quốc ở lục địa đen. Nơi đây chứng kiến cạnh tranh ảnh hưởng của Mỹ và Trung Quốc.



Binh sĩ trên tàu chiến Trung Quốc tại Djibouti. Ảnh: Reuters.

Con đường đất ở cảng container Doraleh, Cộng ḥa Djibouti, dẫn tới những ṭa nhà cao tầng không quá đặc biệt. Nhưng đây là nơi diễn ra một cuộc tiếp xúc quân sự giữa hai siêu cường thế giới hồi đầu năm. Phái đoàn quân sự Trung Quốc ngồi ở phía xa bên phải của bục phát biểu, nơi Chuẩn đô đốc hải quân Mỹ Heidi Berg tuyên bố khai mạc cuộc tập trận quân sự do Mỹ dẫn đầu mang tên Cutlass Express. Tổ chức các cuộc tập trận chung như Cutlass Express là cách để Bộ Tư lệnh châu Phi của quân đội Mỹ (AFRICOM) lôi kéo và duy tŕ đồng minh trong khu vực.

Nhưng ở Djibouti, một quốc gia nhỏ bé với dân số vỏn vẹn 884.000 người, vốn là đồng minh chủ chốt của Mỹ ở khu vực Biển Đỏ và cả trên toàn châu Phi, Trung Quốc đang phô trương tầm ảnh hưởng và quân đội nước này đang nỗ lực cạnh tranh nhằm lôi kéo đối tác của Mỹ.

Năm 2017, quân đội Trung Quốc (PLA) khai trương căn cứ quân sự đầu tiên ở nước ngoài tại Djibouti. Khu phức hợp nằm ở vị trí đắc địa, cạnh một trong những cảng biển quan trọng của Djibouti và chỉ cách căn cứ thường trực duy nhất của quân đội Mỹ trên lục địa châu Phi, Lemonnier, khoảng 15 phút lái xe.

Lemonnier có ư nghĩa chiến lược đối với các sứ mệnh quân sự của Mỹ ở nước ngoài. Nó đóng vai tṛ như khu vực phát động các hoạt động t́nh báo và chống khủng bố của Mỹ ở châu Phi và cả bên ngoài lục địa này. Một quan chức giấu tên từ AFRICOM cho biết việc PLA hiện diện ở châu Phi đang trở thành mối lo ngại chiến lược lâu dài đối với Mỹ.

"Họ (Trung Quốc) rơ ràng đă nâng tầm cuộc chơi và rốt cục, họ đang cung cấp những thứ mà các đối tác của chúng tôi muốn", quan chức từ AFRICOM nói. "Có những nơi ở châu Phi, chúng tôi lo ngại sẽ bị Trung Quốc vượt mặt".

Tuy nhiên, tại nơi chuẩn bị diễn ra cuộc tập trận, hai bên đều dành cho nhau sự tôn trọng ngoại giao. Đêm trước khi tiến hành cuộc tập trận Cutlass Express, các quan chức quân đội Trung Quốc đă mời Chuẩn đô đốc Berg và phái đoàn của bà lên một tàu khu trục Trung Quốc neo ở cảng gần đó. Đây cũng là lần đầu tiên Berg chào đón chỉ huy căn cứ PLA ở Djibout Lương Dương đến dự lễ khai mạc cuộc tập trận Cutlass Express.

"Chúng tôi không bị bó hẹp trong quan điểm rằng châu Phi là một sân khấu và là đấu trường để chúng tôi giành điểm với Trung Quốc. Chúng tôi đang đầu tư ở đây và trọng tâm của chúng tôi là xây dựng sức mạnh cho các đối tác châu Phi", Berg nói.


Cảng container Doraleh của Cộng ḥa Djibouti. Ảnh: CNN.

Tháng 9 năm ngoái, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh khẳng định tại một hội nghị thượng đỉnh ở Bắc Kinh rằng ông đang theo đuổi "mối quan hệ đối tác chiến lược và hợp tác toàn diện" với châu Phi và sẽ cấp 60 tỷ USD viện trợ, đầu tư và các khoản vay cho châu Phi.

Suốt nhiều năm qua, Trung Quốc đă mở rộng các mối quan hệ hợp tác quân sự ở châu Phi thông qua những sứ mệnh ǵn giữ ḥa b́nh, đào tạo quân nhân chuyên nghiệp cùng diễn đàn Sáng kiến An ninh và Ḥa b́nh Trung Quốc - châu Phi. Năm 2017, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng tuyên bố căn cứ quân sự của Trung Quốc ở Djibouti là một phần trong nỗ lực nhằm giúp mang lại ḥa b́nh và an ninh cho khu vực.

"Hoàn tất và vận hành căn cứ này sẽ giúp Trung Quốc thực hiện tốt hơn các nghĩa vụ quốc tế của ḿnh... Điều đó cũng sẽ giúp thúc đẩy phát triển kinh tế và xă hội ở Djibouti," người phát ngôn nói.

Mỹ trong khi đó xem căn cứ PLA lập nên như một cái gai v́ nó nằm gần căn cứ Lemonnier và cảng container chính của Djibouti, cầu nối cho nguồn tiếp tế chủ yếu, giúp duy tŕ lực lượng khoảng 4.000 binh sĩ Mỹ ở căn cứ Lemonnier.

"Một thực tế không có ǵ bí mật là khoảng 98% hỗ trợ hậu cần cho binh sĩ Mỹ ở Djibouti, cũng như Somalia và Đông Phi, đi qua cảng đó", tướng Thomas Waldhauser, tư lệnh AFRICOM, cho hay. "Nó là một trong 5 thực thể trong toàn bộ cảng Djibouti, v́ vậy, việc tiếp cận cảng này với chúng tôi là điều cần thiết và bắt buộc".

Mất quyền tiếp cập cảng container sẽ là một đ̣n giáng nặng nề đối với lợi ích và hoạt động của Mỹ trong khu vực. Kịch bản trên có thể xảy ra nếu Trung Quốc giành quyền kiểm soát các cảng của Djibouti bằng thỏa thuận xóa nợ. Trung Quốc đang nắm giữ khoảng 80% tổng nợ của Djibouti.

Lina Benabdallah, chuyên gia nghiên cứu quan hệ Trung Quốc - châu Phi thuộc Đại học Wake Forest, Mỹ, cho rằng dù Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UEA) đều có căn cứ trong khu vực, căn cứ do Bắc Kinh thiết lập ở Djibouti dường như "trêu ngươi" Washington trong bối cảnh nỗi lo về sự trỗi dậy của Trung Quốc ở Mỹ ngày càng gia tăng.

Trung Quốc gần đây đẩy mạnh củng cố mối quan hệ quân sự đă tồn tại trong nhiều thập kỷ với các nước châu Phi bằng cách mở rộng các chương tŕnh huấn luyện và tăng doanh số bán vũ khí cho họ. Theo Viện nghiên cứu Ḥa b́nh Quốc tế Stockholm, Trung Quốc giờ đây là nhà cung cấp vũ khí lớn thứ hai cho khu vực Hạ Sahara, chỉ đứng sau Nga và nước này cũng là nhà cung cấp vũ khí lớn thứ ba cho Bắc Phi, sau Nga và Mỹ.

Nhưng điều khiến Mỹ lo ngại hơn cả là hoạt động cho vay của Trung Quốc ở châu Phi. Từ năm 2000, các nước châu Phi đă vay khoảng 130 tỷ USD từ Trung Quốc, theo thống kê của Đại học Johns Hopkins, Mỹ. Số lượng các khoản vay đă tăng gấp ba kể từ năm 2012, chủ yếu thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI).

"Đây là một tiền đề cho chiến lược của Trung Quốc. Lịch sử cho thấy nếu bạn chủ động định h́nh môi trường, định h́nh chiến trường tiềm tàng, kẻ thù sẽ không dám bước ra khiêu chiến. Các khoản cho vay thực sự có khả năng giúp Trung Quốc làm được điều đó", Gabriel Collins, đồng sáng lập tổ chức nghiên cứu China SignPost, nhận xét.

Năm ngoái, trong bài phát biểu tại Quỹ Di sản, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton cáo buộc "Trung Quốc sử dụng tiền hối lộ, các thỏa thuận hợp tác mờ ám và những khoản cho vay chiến lược để khống chế các quốc gia châu Phi làm theo yêu cầu từ Bắc Kinh".

Việc Mỹ lo ngại mất quyền tiếp cận cảng container ở Djibouti có thể bắt nguồn từ tiền lệ ở Sri Lanka. Năm 2017, Sri Lanka đă giao quyền kiểm soát một cảng biển lớn cho Trung Quốc sau khi mất khả năng thanh toán khoản vay lớn từ Bắc Kinh.

Chính phủ Sri Lanka đă vay 1,5 tỷ USD của Trung Quốc để phát triển cảng Hambantota nhưng dự án này lại thất bại về mặt kinh tế v́ không thu hút được các tàu ghé vào. Để giảm bớt gánh nặng nợ nần, Sri Lanka đồng ư bàn giao quyền kiểm soát cảng cho Trung Quốc theo một hợp đồng cho thuê trong 99 năm.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhiều lần khẳng định các khoản đầu tư của Bắc Kinh vào châu Phi không kèm theo bất kỳ ràng buộc chính trị nào và cũng không ít lần bác bỏ cáo buộc Trung Quốc đang sử dụng một chiến lược được gọi là "ngoại giao bẫy nợ".

Nhà chức trách Djibouti nhấn mạnh họ sẽ duy tŕ quyền kiểm soát các cảng của đất nước và đến nay, chính phủ đă bảo đảm tốt việc trả những khoản vay.

"Nguồn vốn vay chủ yếu đến từ Trung Quốc nhưng chúng tôi sở hữu các khoản đầu tư, chúng tôi sở hữu tài sản, bao gồm một cảng biển, một tuyến đường sắt, một khu vực thương mại tự do. Chúng tôi sở hữu hai phần ba các khoản đầu tư của ḿnh", Aboubaker Omar Hadi, chủ tịch Cơ quan Quản lư các Khu vực Thương mại Tự do và Cảng biển Djibouti, cho biết.

Song Hadi cũng nhận thức rơ những rủi ro khi phụ thuộc vào Trung Quốc. "Chúng tôi không muốn chỉ phụ thuộc vào một bên, một lục địa, một quốc gia", Hadi nói sau chuyến công du châu Á và châu Âu để kêu gọi đầu tư.

Hadi giận dữ với ư kiến cho rằng Djibouti và những nước khác ở châu Phi đang mắc kẹt trong một cuộc cạnh tranh giằng co giữa các siêu cường. "Thế giới, dù là phương Đông, phương Tây, phương Bắc hay phương Nam, cần hiểu rằng chúng tôi sẽ tự quyết định vận mệnh của ḿnh và mọi người đều được chào đón", ông nói.

Lập trường chính phủ Djibouti đưa ra không thể giúp trấn an những người hoài nghi cho rằng chương tŕnh đầu tư của Trung Quốc là b́nh phong cho một động cơ thâm sâu hơn nhằm thiết lập hiện diện quân sự trên toàn thế giới.

"Về lư thuyết, nếu Trung Quốc tiếp tục tự do bành trướng cả về quân sự và kinh tế, trong khi chúng tôi không cạnh tranh để bảo vệ tầm ảnh hưởng của ḿnh, hậu quả có thể là chúng tôi bị gạt ra khỏi những khu vực đó và mất khả năng giải quyết những ǵ chúng tôi xem là các lợi ích quốc gia liên quan đến chống khủng bố ở châu Phi", quan chức giấu tên từ AFRICOM cho hay.

"Trung Quốc đă hiện diện (ở châu Phi) hơn hai thập kỷ qua và họ hoạt động một cách rất khôn khéo, với các mạng lưới và mối quan hệ thực sự gần gũi được thiết lập qua nhiều năm", phó giáo sư Benabdallah nhận xét.

Gabriel Collins, đồng sáng lập China SignPost, nhận định quyền lực mềm từ lâu đă là một đặc điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Mỹ và chính quyền hiện tại cần có cách tiếp cận đa phương đối với các mối quan hệ ở châu Phi.

"Với chi phí tương đương số tiền mua một máy bay không người lái hoặc một chiến đấu cơ, bạn có thể thành lập nhiều trường đại học và vẫn sẽ c̣n tiền để hỗ trợ các cơ sở này trong dài hạn", ông nói. "Nó không tạo ra thành quả tức th́ đối với những người thiếu kiên nhẫn hay một số lănh đạo nóng vội trong chính quyền hiện tại của chúng ta, nhưng nếu thực hiện chiến lược tập trung vào gốc rễ, trong 10 năm tới, chúng ta sẽ nhận được các khoản lợi khổng lồ từ đó".


Vị trí Cộng ḥa Djibouti.
VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam

HOT NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOME

Breaking News

VietOversea

World News

Business News

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

History

Thơ Ca

Sport News

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

Canada Tin Hay

USA Tin Hay

june04
R10 Vô Địch Thiên Hạ
june04's Avatar
Release: 06-01-2019
Reputation: 17315


Profile:
Join Date: Oct 2014
Posts: 65,220
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	12.jpg
Views:	0
Size:	56.6 KB
ID:	1393539 Click image for larger version

Name:	13.png
Views:	0
Size:	413.2 KB
ID:	1393540 Click image for larger version

Name:	14.png
Views:	0
Size:	115.2 KB
ID:	1393541
june04_is_offline
Thanks: 1
Thanked 3,212 Times in 2,824 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 19 Post(s)
Rep Power: 76 june04 Reputation Uy Tín Level 6
june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6june04 Reputation Uy Tín Level 6
 
User Tag List

Thread Tools

Phim Bộ Videos PC8

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 19:30.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.05077 seconds with 12 queries