Mới đây, Malaysia đă tuyên bố sẽ trả lại phế liệu không tái chế cho các nước phát triển. Nguyên nhân là có nhiều rác thải nhựa được chuyển đến nước này đă vi phạm công ước của Liên Hợp Quốc. Mới đây, 5 container rác nhập lậu đă được Malaysia trả về Tây Ban Nha.
Rác thải nhựa chất đống*bên ngoài một nhà máy tái chế trái phép tại Jenjarom, Kuala Langat, Malaysia hồi tháng 10/2018. Ảnh:*Reuters.
Yeo Bee Yin, Bộ trưởng Năng lượng, Công nghệ, Khoa học, Biến đổi khí hậu và Môi trường Malaysia hôm 21/5 thông báo sẽ trả lại phế liệu nhựa không thể tái chế cho các nước phát triển.*
"Các nước phát triển phải có trách nhiệm với những thứ họ đă chuyển đi", bà nói.*
Bộ trưởng Yeo cho biết nhiều loại phế liệu nhựa chuyển tới Malaysia vi phạm Công ước Basel - hiệp ước Liên Hợp Quốc về buôn bán và xử lư chất thải nhựa. Quốc gia Đông Nam Á này năm ngoái trở thành điểm đến thay thế hàng đầu cho rác thải nhựa, sau khi Trung Quốc cấm nhập khẩu, làm gián đoạn ḍng chảy hơn 7 triệu tấn phế liệu nhựa mỗi năm.
Hàng chục nhà máy tái chế mọc lên ở Malaysia, nhiều cơ sở không có giấy phép hoạt động, khiến môi trường bị ảnh hưởng. Đa số phế liệu nhựa chuyển tới Malaysia bị ô nhiễm và nhựa chất lượng thấp từ các nước phát triển chuyển tới không thể tái chế.
Malaysia đă trả lại 5 container chất thải nhựa ô nhiễm nhập lậu về lại Tây Ban Nha. Bộ trưởng Yeo không nêu danh tính những kẻ buôn lậu nhưng thông báo đang điều tra, đồng thời cho biết nhiều tấn chất thải nhựa không thể tái chế sẽ được gửi trở lại nơi xuất xứ vào tuần tới.
Nguồn chất thải nhựa nhập khẩu từ 10 quốc gia vào Malaysia đă tăng vọt lên 456.000 tấn từ tháng 1 tới tháng 7/2018, so với 316.000 tấn năm 2017 và 168.500 tấn năm 2016.
Mỹ, Anh, Nhật Bản và Australia là những nhà xuất khẩu chất thải nhựa hàng đầu sang Malaysia. Nhựa không phù hợp với tái chế sẽ bị đốt bỏ, giải phóng chất độc vào khí quyển hoặc bị chôn ở băi rác, gây ô nhiễm đất và nước.
Khoảng 180 quốc gia đă đạt được thỏa thuận sửa đổi Công ước Basel vào tuần trước, để đảm bảo ngành thương mại toàn cầu về chất thải nhựa được minh bạch hơn và được điều tiết tốt hơn, đồng thời đảm bảo quản lư an toàn hơn cho sức khỏe con người và môi trường.
Mỹ, nước xuất khẩu chất thải nhựa hàng đầu thế giới, không phê chuẩn công ước 30 năm tuổi này.*
Việc sửa đổi hiệp ước sẽ hạn chế ḍng chảy phế liệu nhựa tới các nước đang phát triển, bà Yeo nói và cho rằng thật không công bằng khi các nước phát triển đổ chất thải của ḿnh sang các nước đang phát triển như Malaysia.
"Sửa đổi Công ước Basel là bước đầu tiên để giải quyết vấn đề toàn cầu về những bất công trong xử lư rác thải nhựa mà các nước phát triển gửi sang những nước đang phát triển", bà nói.
VietBF © Sưu Tầm