Sau khi thông báo công nhận quyền sở hữu của đại diện phe đối lập Venezuela đối với ṭa nhà sứ quán ở Washington, ngày 13/5, cảnh sát tư pháp Mỹ đă cắt dây xích và phá khoa ṭa nhà này.
Cảnh sát Mỹ đột kích đại sứ quán Venezuela hôm 13/5. Ảnh: Reuters.
Trước đó, các nhà ngoại giao Venezuela đă phong tỏa ṭa nhà trước khi rời đi vài tuần trước. Họ sau đó dán thông báo cấm xâm phạm trước cửa ṭa nhà.
"Tài sản này được sử dụng cho mục đích công vụ và ngoại giao. Mỹ công nhận đại sứ Vecchio và Tarre là đại diện của Venezuela và có quyền kiểm soát hợp pháp đối với tài sản này", thông báo dán trước cửa đại sứ quán Venezuela của cảnh sát Mỹ cho hay, đề cập đến đến hai đại diện phe đối lập Venezuela tại Mỹ là Carlos Vecchio và Gustavo Tarre.
"Theo đó, Mỹ không công nhận thẩm quyền của chế độ Maduro hoặc bất cứ đại diện cũ nào bước vào, ở lại hay thực hiện bất kỳ hành động nào khác đối với tài sản này. Đại sứ Vecchio và Tarre đă yêu cầu bất cứ ai trong ṭa nhà này phải rời đi ngay lập tức và không được quay lại khi không có sự cho phép của họ. Bất kỳ ai từ chối tuân thủ các yêu cầu và lệnh này sẽ vi phạm luật liên bang và Đặc khu Columbia, có thể bị bắt hoặc truy tố h́nh sự", thông báo nêu thêm.
Động thái của cảnh sát Mỹ diễn ra sau khi một nhóm nhà hoạt động ủng hộ Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro tiến vào đại sứ quán nước này ở Washington từ hôm 10/4 để ngăn đại diện phe đối lập chiếm giữ ṭa nhà và thực hiện các chức năng ngoại giao thay chính phủ của Tổng thống Maduro. Ngoại trưởng Venezuela Jorge Arreaza và các nhà lănh đạo ở Caracas gọi nhóm này là khách của chính phủ Venezuela.
Cảnh sát Mỹ ngăn cản các nhà hoạt động ủng hộ chính quyền Maduro bên ngoài đại sứ quán Venezuela ở Washington hôm 30/4. Ảnh: MintPressNews.
Mỹ đă công nhận Vecchio và Tarre là đại diện hợp pháp của Venezuela tại Tổ chức các quốc gia châu Mỹ và "chính phủ lâm thời" của Guaido tại Mỹ. Sau thông báo của cảnh sát tư pháp Mỹ, nhiều nhà hoạt động vẫn không rời đi. Họ lập luận rằng việc họ ở trong cơ sở ngoại giao này là phù hợp luật pháp quốc tế, quy định của Mỹ và Đặc khu Colombia, không quan chức Mỹ nào có thể buộc họ rời đi v́ quyền sở hữu của cơ sở ngoại giao là bất khả xâm phạm theo Công ước Vienna năm 1961.
Tổng thống Maduro đóng cửa đại sứ quán tại Mỹ từ ngày 23/1 sau khi Washington công nhận thủ lĩnh đối lập Guaido là "tổng thống lâm thời Venezuela". Quyết định này của Mỹ làm gia tăng căng thẳng chính trị ở Venezuela, với đỉnh điểm là cuộc đảo chính bất thành của phe đối lập hôm 30/4.
Các quan chức Mỹ từng tuyên bố có thể can thiệp quân sự vào Venezuela để giải quyết khủng hoảng, nhưng vẫn ưu tiên giải pháp chuyển giao quyền lực ḥa b́nh. Trong khi đó, Maduro cáo buộc Washington đang âm mưu cấu kết với phe nổi dậy để lật đổ chính quyền hợp pháp của Venezuela.
VietBF © sưu tầm