Như vậy là Trung Quốc sắp có "bộ ba hạt nhân” hoàn chỉnh. Thông tin này khiến Lầu Năm Góc tỏ ra lo lắng. Bởi v́ khi đó, Trung Quốc cùng Nga, Mỹ và Ấn Độ sẽ tạo thành "đệ tứ anh hào" với khả năng tấn công vũ khí hạt nhân trên bộ, trên không và trên biển.
Trung Quốc sắp hoàn tất "bộ ba hạt nhân" khi phát triển tên lửa đạn đạo hạt nhân phóng trên không
Theo Sputnik, Văn pḥng Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ cho biết trong báo cáo thường niên trước quốc hội: "Trung Quốc tiếp tục cải thiện năng lực hạt nhân trên mặt đất và tàu ngầm. Ngoài ra, Bắc Kinh c̣n theo đuổi 'bộ ba hạt nhân' khi phát triển loại tên lửa đạn đạo hạt nhân phóng trên không ALBM".
Giai đoạn cuối thập niên 70 và đầu thập niên 80, trong khi Mỹ vẫn duy tŕ phi đội máy bay ném bom chiến lược mang bom hạt nhân như một phần của "bộ ba hạt nhân", Trung Quốc lại không chú trọng điều này mà tập trung nghiên cứu loại tên lửa đạn đạo cho Quân đoàn Pháo binh thứ hai - nay là Lực lượng Tên lửa Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLARF).
Tuy nhiên, Bắc Kinh quyết định thay đổi vào năm 2018 khi thông báo chương tŕnh máy bay ném bom tàng h́nh và thử nghiệm tên lửa ALBM có tên gọi CH-AS-X-13. Tên lửa CH-AS-X-13 được phóng thử vào tháng 1/2018 từ một máy bay ném bom H-6K.
Báo cáo mới nhất của Lầu Năm Góc cho biết, Trung Quốc có thể sắp thử nghiệm tên lửa ALBM lần thứ hai. Ngoài ra, Bắc Kinh c̣n sở hữu ít nhất 90 tên lửa ICBM cũng như các tên lửa đạn đạo tầm trung và tên lửa đạn đạo hạt nhân tầm trung.
"Quân đội Trung Quốc có thể tiếp tục triển khai các hệ thống chỉ huy và kiểm soát tinh vi khi số lượng tên lửa ICBM và tàu ngầm chứa tên lửa đạn đạo tăng nhanh", báo cáo của Lầu Năm Góc cho biết.