Washington “sợ” Ankara mua tên lửa S-400? Tại sao? Vừa qua tờ Türkiye của Thổ Nhĩ Kỳ viết, Hoa Kỳ lo ngại rằng với việc nhận được các hệ thống pḥng không S-400 của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bắt đầu tiến hành một chính sách độc lập và tích cực hơn ở Trung Đông.
Hệ thống tên lửa pḥng không S400 của Nga
Đặc biệt, tờ báo lưu ư rằng khi Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành chiến dịch chống lại Đảng Công nhân người Kurd (PKK) ở Syria, được Mỹ hậu thuẫn, quân đội Mỹ sẽ không thể hỗ trợ từ trên không cho "những kẻ khủng bố" do mối đe dọa từ hệ thống pḥng không S-400.
Ngoài ra, tờ báo cho biết thêm, Israel - một đồng minh thân cận của Washington trong khu vực, cũng đang trải qua nỗi sợ hăi lớn v́ hệ thống pḥng không S-400. Israel có kế hoạch dài hạn ở Địa Trung Hải – nơi có trữ lượng tài nguyên thiên nhiên lớn. Hoa Kỳ cũng hy vọng có lợi ích ở khu vực này, nhưng sự hiện diện của hệ thống tên lửa pḥng không S-400 ở Thổ Nhĩ Kỳ sẽ làm hỏng các kế hoạch này.
Tờ Türkiye cho biết thêm, khi những bất đồng bắt đầu xuất hiện giữa Hoa Kỳ và Thổ Nhĩ Kỳ - đặc biệt là chiến dịch quân sự năm 1991 của Hoa Kỳ tại Vịnh Ba Tư chống lại Iraq. Vào thời điểm đó, theo yêu cầu của Washington, Thổ Nhĩ Kỳ đă ngừng giao dịch và cắt đứt đường ống dẫn dầu tới Iraq, tuy nhiên, những hành động này đă biến thành tổn thất lớn cho Ankara và Hoa Kỳ không đền bù cho Thổ Nhĩ Kỳ v́ những tổn thất này.
Trước khi bắt đầu chiến dịch quân sự thứ hai chống lại Iraq, Hoa Kỳ yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ cho sử dụng lănh thổ để quân đội Mỹ tấn công, nhưng lần này chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đă từ chối, dẫn đến mối quan hệ giữa 2 nước trở nên lạnh nhạt.
Tóm lại, tờ báo nhấn mạnh rằng để bảo vệ lợi ích của ḿnh, Thổ Nhĩ Kỳ phải thoát khỏi sự bảo trợ của Hoa Kỳ và phương Tây. Bằng cách mua hệ thống pḥng không S-400 của Nga, nước này sẽ đảm bảo an ninh cho thềm lục địa của ḿnh ở Địa Trung Hải, nơi Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được lợi thế chiến lược về địa chính trị năng lượng ở Trung Đông, loại bỏ sự hiện diện của các tổ chức khủng bố trong khu vực và điều này sẽ gây khó chịu cho Hoa Kỳ, nước sợ mất ảnh hưởng tại Trung Đông.