Tàu sân bay hiện đại nhất của Anh HMS Queen Elizabeth là tàu chiến được chế tạo cho Hải quân Hoàng gia Anh. Trong một tương lai gần thực hiện sứ mệnh của ḿnh, con tàu này sẽ cập cảng Nhật Bản.
Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Hải quân Hoàng gia Anh (Ảnh: AP)
Tàu HMS Queen Elizabeth, trọng lượng 65.000 tấn. được dự đoán sẽ chỉ hoạt động đầy đủ vào năm tới, nhưng Tokyo “rất muốn” cuộc triển khai đầu tiên của tàu này bao gồm một chuyến thăm tới cảng của Nhật Bản, Thời báo Hoa nam Buổi sáng ngày 9/4 dẫn lời một nguồn tin giấu tên cho biết.
Bộ trưởng Quốc pḥng Anh Gavin Williamson hồi tháng 2 năm nay đă thông báo tàu chiến mới có thể được đưa tới khu vực Thái B́nh Dương vào năm 2021, nhưng không đề cập cụ thể nơi tàu có thể ghé thăm.
Nhật Bản và Anh đă thực hiện một loạt các sáng kiến quốc pḥng và an ninh chung trong những năm gần đây, và một chuyến thăm cảng của tàu sân bay Anh trong chuyến ra khơi đầu tiên có thể nhấn mạnh mối quan hệ đối tác được tăng cường này trước các đối thủ khu vực của Nhật Bản, nguồn tin tại Tokyo cho biết.
Một chuyến thăm như vậy có thể phù hợp với các trao đổi quốc pḥng gần đây, như việc triển khai các máy bay chiến đấu Typhoon của Không quân Anh trong các cuộc tập trận chung vào tháng 12/2016, bốn chuyến thăm của các tàu chiến Hải quân Hoàng gia Anh trong 18 tháng qua, cuộc tập trận chung đầu tiên giữa hai nước trên đất Nhật Bản hồi tháng 10 năm ngoái, theo giáo sư về quan hệ quốc tế Garren Mulloy tại Đại học Daito Bunka (Nhật Bản).
“Bộ Quốc pḥng Anh rơ ràng muốn thực hiện các cuộc triển khai của các đơn vị trên bộ, trên biển và trên không tới khu vực, v́ họ muốn sự hiện diện của Anh được chú ư tại châu Á-Thái B́nh Dương”, ông Mulloy nói.
Chỉ mới tháng trước, một tàu khu trục của Hải quân Hoàng gia Anh đă phối hợp cùng các đơn vị của Lực lượng pḥng thủ biển Nhật Bản phát hiện bằng chứng về một tàu Triều Tiên đang tiến hành việc vận chuyển nhiên liệu từ tàu sang tàu trái phép ở Hoa Đông, vi phạm các lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc.
Ông Go Ito, một chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Đại học Meiji, cho hay Tokyo đang tăng cường an ninh và đang t́m cách phát triển quan hệ quốc pḥng với các quốc gia khác trong bối cảnh Mỹ ngày càng hướng nội và Trung Quốc ngày càng mạnh lên.
“Nhật Bản đang muốn các quốc gia có cùng đường hướng khẳng định mối quan hệ an ninh với Tokyo để đảm bảo sự ổn định trong khu vực châu Á-Thái B́nh Dương”, ông Ito nói. “Nhật Bản đă rất nỗ lực củng cố các liên minh với Australia và Ấn Độ, nhưng cũng đang cố gắng tiếp cận các quốc gia xa hơn, và một quốc gia có tàu sân bay có thể là một đồng minh giá trị”.
Tuy nhiên, các lo ngại về kinh tế và chính trị ở trong nước bắt nguồn từ việc Anh sẽ rời khỏi liên minh châu Âu có thể cản trở London có các hành động mà Trung Quốc có thể gọi là khiêu khích, như tiến hành các hoạt động tự do hàng hải kiểu Mỹ, theo chuyên gia Garren Mulloy.
“Tôi nghĩ, điều đó sẽ làm hài ḷng Nhật Bản khi có một ư nghĩa biểu tượng lớn đối với một tàu sân bay của một thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và một quốc gia thành viên G7 hoạt động ở Biển Đông và tới Nhật Bản để củng cố đối tác chiến lược”.
Trong một tuyên bố chung do Bộ Ngoại giao Nhật Bản đưa ra hồi tháng 1 sau cuộc gặp giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Thủ tướng Anh Theresa May tại London, hai bên khẳng định sẽ “tăng cường hợp tác an ninh hàng hải và vẫn lo ngại về t́nh h́nh ở Biển Đông và Hoa Đông, và mạnh mẽ phản đối bất kỳ hành động đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng và gia tăng căng thẳng, trong đó có việc quân sự hóa các thực thể tranh chấp trên biển”.
VietBF © sưu tầm