Syria đă trải qua 8 năm nội chiến. Nga và Mỹ đổ hàng đống tiền, kể cả máu vào đất nước này. Vậy là sau khi Mỹ quyết định đưa binh sĩ rút khỏi Syria, Trung Quốc có thể sẽ gia tăng hiện diện tại Syria.
Một ngôi nhà đổ nát v́ chiến tranh tại Thành Cổ, Aleppo ngày 22/4/2018. Ảnh: AFP
Theo hăng tin CNBC, Bắc Kinh nh́n nhận t́nh h́nh tại Syria như một cơ hội để thu lợi về kinh tế, mở rộng sức ảnh hưởng tại Trung Đông và thậm chí đẩy mạnh sáng kiến đầu tư cơ sở hạ tầng “Vành đai, Con đường”.
“Khi Mỹ rút quân khỏi Syra, quốc gia này và Liên minh châu Âu (EU) thể hiện thái độ không quan tâm mấy tới việc ủng hộ chính quyền Tổng thống Bashar Assad và dẫn đầu kế hoạch tái thiết Syria. Chính v́ vậy, Trung Quốc đối mặt với rất ít cạnh tranh ở quốc gia Trung Đông để thực hiện kế hoạch của họ”, Mollie Saltskog – nhà phân tích thuộc công ty t́nh báo an ninh The Soufan Group – nhận xét.
Trước đó, hồi tháng 12/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ ra lệnh rút 2.000 binh sĩ đóng quân tại Syria, tuyên bố tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đă bị đánh bại, hoàn thành mục tiêu “duy nhất” của Mỹ tại quốc gia Trung Đông.
Trong khi giới chuyên gia và các nhà lập pháp cho rằng việc Mỹ rút quân có thể củng cố sự hiện diện tại Syria của Nga và Iran, th́ một bộ phận khác nhấn mạnh vai tṛ tiềm năng của Trung Quốc trong những năm tới. Khi ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực giảm dần, Trung Quốc có cơ hội tăng cường sự hiện diện kinh tế ở Syria, chuyên gia Saltskog lư giải.
Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, chi phí dành cho công cuộc tái thiết Syria sẽ lên tới khoảng 250 tỷ USD. Khi chính quyền Tổng thống Assad phải đối mặt với sức ép kinh tế ngày càng lớn từ các lệnh trừng phạt của Mỹ và thiệt hại chiến tranh, quốc gia này có khả năng t́m kiếm nhiều sự hỗ trợ hơn nữa.
Trung Quốc cũng bày tỏ ư định sẵn sàng giúp đỡ. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẵn sàng đi đầu trong hoạt động tái thiết ngay cả trước khi chiến tranh Syria kết thúc. Tại Hội chợ thương mại 2017 về các dự án tái thiết Syria, Bắc Kinh cam kết đầu tư 2 tỷ USD để thành lập một khu công nghiệp ở Syria.
Hai công ty sản xuất ô tô Trung Quốc Geely và Changan được cho là đă hợp tác với nhà sản xuất xe hơi Mallouk & Co, của Syria. Nhà máy sản xuất Mallouk ở Homs dự kiến sản xuất cả hai thương hiệu xe hơi Trung Quốc.
Bonnie Glaser, cố vấn cấp cao về Châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington, cho biết: "Việc là quốc gia đầu tiên hỗ trợ Syria về mặt kinh tế sẽ đem lại lợi ích cho Trung Quốc. Điều này có thể tạo ra mối thiện cảm của quốc gia Trung Đông đối với Bắc Kinh. Từ đó, Trung Quốc có thể gây dựng ảnh hưởng lớn hơn trong khu vực”.
Không chỉ có vậy, Trung Quốc có thể dùng vai tṛ tái thiết ở Syria làm “đ̣n bẩy” để xúc tiến Sáng kiến “Vành đai, Con đường”.
Syria có thể trở thành một người chơi quan trọng trong dự án trị giá hàng tỷ USD tạo ra một mạng lưới cơ sở hạ tầng toàn cầu rộng lớn kết nối với Trung Quốc.
Theo các chuyên gia, cụ thể, cảng Tartus, Syria có vị thế địa chiến lược khá quan trọng trong khu vực. Trên thực tế, trong một tuyên bố năm 2018, Đại sứ quán Trung Quốc tại Damascus đă khẳng định tầm quan trọng của cảng biển này đối với sự phát triển kinh tế.
Giới phê b́nh cảnh báo Damascus có nguy cơ mắc phải “bẫy nợ” của Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện tại Trung Quốc là “sự lựa chọn khả thi nhất” dành cho Syria, chuyên gia Saltskog nhận định.
Nga và Iran vẫn giúp đỡ Syria trong nhiều năm qua, nhưng họ đang đối mặt với áp lực quốc tế. Trong một bài phát biểu trên truyền h́nh vào năm ngoái, Tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc hai quốc gia “hỗ trợ, trang bị và cung cấp tài chính cho chế độ ông Assad”. Bị Mỹ chèn ép với những lệnh trừng phạt, cả Iran và Nga đều có thể không muốn chi thêm để tái thiết Syria.