Nga-Trung Quốc hợp lực ở Venezuela để ngăn kịch bản xấu nhất. Như vậy liên minh này sẽ khiến không thê hoành hành tại quốc gia này được.
Bài thử nghiệm cho cam kết đa cực của Trung Quốc và Nga sẽ đến từ cách mà họ chống lại các nỗ lực nhằm siết chặt Venezuela của Mỹ.
Nga có nhiều lợi ích thương mại ở Venezuela.
Các bộ trưởng phụ trách dầu mỏ gần đây đă tập trung tại Baku, Azerbaijan, trong cuộc họp lần thứ 13 của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các quốc gia không thuộc OPEC.
Trước cuộc họp, mọi con mắt đều đổ dồn về Saudi Arabia và Nga, hai cường quốc hàng đầu của các nước OPEC và không thuộc OPEC. Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak và người đồng cấp Saudi Khalid al-Falih đă thực hiện hai cách tiếp cận khác nhau đối với giá dầu.
Saudi với nền kinh tế đang khủng hoảng sâu sắc, rất mong muốn thấy giá dầu tăng lên 95 - 100 USD/thùng (giá dầu chuẩn hiện ở mức 67 USD/thùng). Nga, nước có nền kinh tế đa dạng hơn, đă lên kế hoạch đưa về mức giá khoảng 40 USD mỗi thùng. Sự căng thẳng giữa cả hai dường như đă trở thành tâm điểm của cuộc họp.
Tuy nhiên, mọi con mắt đều đổ dồn về Venezuela và Iran, nơi hiện đang hy vọng sẽ được Trung Quốc và Nga giúp đỡ khỏi những t́nh huống nguy hiểm mà họ đang mắc phải, theo Asia Times.
Trừng phạt
Cả Venezuela và Iran đều gánh chịu lệnh trừng phạt rất nghiêm khắc của Mỹ. Chính phủ Mỹ - dẫn đầu bởi Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton - đă cố gắng thúc giục tất cả các nước cắt giảm mua dầu từ cả Iran và Venezuela. Áp lực này đă mang đến những tác động không nhỏ.
Ấn Độ, một trong những khách hàng mua dầu chính từ cả Iran và Venezuela, đă cắt giảm nhập khẩu từ Iran. Tại cuộc họp ở Baku, Bộ trưởng Dầu mỏ Venezuela, ông Manuel Quevedo, cho biết nước ông sẽ không c̣n xuất khẩu dầu sang Ấn Độ. Đây là một tuyên bố gây nhiều chú ư. Áp lực của Mỹ đối với Ấn Độ, một trong những nhà nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, sẽ xoay tua chống lại cả Iran và Venezuela.
Xuất khẩu dầu của Venezuela đă bị ảnh hưởng sâu sắc bởi lệnh cấm vận của Mỹ. Mỹ là quốc gia mua dầu lớn nhất của Venezuela. Nhưng giờ đây mọi thứ đă thay đổi. Các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với dầu mỏ - và bây giờ là chống lại việc bán vàng của Venezuela - đă bóp nghẹt tài chính của đất nước Nam Mỹ.
Ấn Độ do dự
Ấn Độ từ lâu đă đi theo chính sách mua dầu từ càng nhiều nguồn càng tốt, miễn là có lợi về mặt thương mại. Các hợp đồng này không bị ảnh hưởng về mặt chính trị và các thỏa thuận được thực hiện bởi công ty dầu khí quốc gia Ấn Độ.
Chính sách này đă kết thúc hơn một thập kỷ trước, khi Ấn Độ cảm thấy áp lực từ chính quyền George W Bush trong việc bỏ phiếu chống Iran đổi lấy lời hứa về nhiên liệu hạt nhân cho các ḷ phản ứng hạt nhân của Ấn Độ.
Tuy nhiên, trong những năm qua, Ấn Độ tiếp tục mua dầu của Iran và Venezuela, bất chấp các lệnh trừng phạt. Gần đây, cố vấn Bolton đă gây áp lực đáng kể cho New Delhi để ngừng mua dầu từ Iran và từ Venezuela.
Kể từ tháng 2 năm ngoái, Ấn Độ đă cắt giảm 60% lượng dầu nhập khẩu từ Iran. Hiện tại họ chỉ mua 260.000 thùng mỗi ngày. Bộ trưởng Dầu mỏ Iran, ônganan Zangeneh, cho biết năm ngoái rằng Iran sẽ cung cấp dịch vụ vận chuyển miễn phí cho New Delhi và mở rộng tín dụng để tăng lượng mua dầu của Ấn Độ. Nhưng điều này là vô ích. Việc cắt giảm sẽ tiếp tục trước thời hạn miễn trừ vào tháng 5 tới đây.
Vào tháng 2, Bộ trưởng Dầu mỏ Ấn Độ Dharmendra Pradhan đă gặp người đồng cấp Venezuela ở New Delhi để thảo luận về việc mua dầu, bao gồm cả đầu tư của Ấn Độ vào các mỏ dầu của Venezuela.
Cố vấn Bolton thời điểm đó được cho là rất tức giận. Ông gọi cho người đồng cấp Ấn Độ Ajit Doval để đe dọa rằng nếu Ấn Độ tiếp tục mua dầu của Venezuela, Mỹ sẽ không bỏ qua chuyện này.
Trung Quốc là một trong những nước nhất quán trong việc tiếp tục mua dầu của Venezuela.
Ấn Độ đang bước vào mùa bầu cử quốc hội, với kết quả sẽ đến vào cuối tháng 5. Có sự không chắc chắn về kết quả của cuộc bầu cử, điều cũng làm nên sự không chắc chắn cho chính sách nhập khẩu dầu tiếp theo của Ấn Độ.
Chuyển hướng
Sự do dự của Ấn Độ có lẽ là lư do Bộ trưởng dầu mỏ của Venezuela nói với hội nghị ở Baku rằng đất nước của ông sẽ không xuất khẩu dầu sang Ấn Độ nữa. Đây là tin tức được cho là rất quan trọng ở thời điểm này.
Ông Quevedo cho biết Venezuela hiện sẽ chủ yếu xuất khẩu dầu sang Trung Quốc và Nga. Cả Trung Quốc và Nga, các cường quốc không lo ngại trước sức ép của Mỹ, đă là những khách hàng mua dầu nhất quán nhất với cả Venezuela và Iran. Cả hai cũng đă đầu tư rất nhiều vào các nền kinh tế này, mua nợ và đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng.
Điều quan trọng là Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đă chuyển trụ sở của công ty dầu mỏ châu Âu của Venezuela từ Lisbon đến Moscow. Bộ trưởng Quevedo sẽ đến Moscow vào tháng 4 để khánh thành văn pḥng. Tại Baku, Quevedo cho biết ông sẽ gặp gỡ với người đứng đầu các tập đoàn dầu lớn của Nga là Novak và Rosneft.
Cần phải nhắc lại rằng, Mỹ có các biện pháp trừng phạt áp dụng đối với Nga và đang ở giữa cuộc chiến thương mại chống lại Trung Quốc. Nếu một dự luật mới tại Thượng viện Mỹ tiếp tục đưa ra, nó sẽ chỉ làm gia tăng căng thẳng giữa Nga và Mỹ. Có rất ít lư do để Moscow hoặc Bắc Kinh tuân thủ chính sách của Mỹ, đặc biệt nếu điều đó mang lại lợi ích cho họ.
Vào ngày 11/3, Bộ Tài chính Mỹ đă xử phạt Evrofinance Mosnarbank, một ngân hàng thương mại Nga-Venezuela, v́ đă giúp công ty dầu khí quốc gia Venezuela thoát khỏi các biện pháp trừng phạt tài chính của Mỹ. Không có dấu hiệu nào cho thấy sự giúp đỡ này sẽ kết thúc. Trên thực tế, nếu Nga tăng cường mua dầu từ Venezuela, có khả năng sẽ phát triển thêm các thỏa thuận tài chính mới để cho phép hai nước – cộng thêm Trung Quốc - giao dịch với nhau.
Một minh chứng cho thấy Nga sẽ không từ bỏ Venezuela là tập đoàn Rosneft đă gửi các chuyến hàng naphtha đến Venezuela bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ. Naphtha là nguyên liệu cần thiết để chiết xuất dầu thô nặng.
Hai tàu chở dầu Rosneft - Serengeti và Abilani - sẽ lấy 1 triệu thùng naphtha từ châu Âu đến Venezuela. Rosneft đă cho Venezuela vay 6,5 tỷ USD kể từ năm 2014. Khoản đầu tư này rất có ư nghĩa và sẽ làm sâu sắc thêm cổ phần của Nga tại Venezuela.
Cả Trung Quốc và Nga đều không muốn thấy Mỹ lật đổ Chính phủ ở Venezuela. Cả hai đều có lợi ích thương mại ở quốc gia Nam Mỹ. Cả hai cũng t́m cách làm sâu sắc thêm một trật tự toàn cầu đa dạng hơn, với việc Mỹ không c̣n được coi là một “cảnh sát toàn cầu duy nhất”.
Bài thử nghiệm cho cam kết đa cực của Trung Quốc và Nga sẽ đến từ cách mà họ chống lại các nỗ lực nhằm siết chặt Iran và Venezuela của Mỹ.
Nếu Trung Quốc và Nga có thể chịu được áp lực của Mỹ - và xây dựng các cơ chế tài chính thay thế - th́ một trật tự đa cực có thể ra đời. Nếu họ thất bại, thế giới sẽ vẫn ở lại với sự thống trị đơn cực, tờ Asia Times nhận định.