Trong khi Mỹ “bật đèn xanh” bán 60 tiêm kích th́ Trung Quốc điều tiêm kích áp sát Đài Loan. Đáp trả, Đài Loan đă triển khai máy bay xua đuổi máy bay chiến đấu Trung Quốc.
Một máy bay chiến đấu F-16 của Đài Loan bay cạnh máy bay ném bom H-6K của Trung Quốc vào tháng 5/2018. (Ảnh: AFP)
Cơ quan pḥng vệ Đài Loan thông báo ḥn đảo này đă điều máy bay xua đuổi và phát cảnh báo sau khi hai máy bay chiến đấu J-11 của Trung Quốc vượt qua “đường ranh giới” trên biển, nơi chia tách Đài Loan và Trung Quốc đại lục, vào sáng ngày 31/3.
“Vào lúc 11h ngày 31/3, hai máy bay J-11 của không quân Trung Quốc đă xâm phạm thỏa thuận ngầm được duy tŕ từ lâu khi vượt qua đường ranh giới tại eo biển Đài Loan. Đây là hành động cố ư, liều lĩnh và khiêu khích. Chúng tôi đă thông báo cho các đối tác khu vực và lên án Trung Quốc v́ hành động này”, thông báo của cơ quan pḥng vệ Đài Loan nêu rơ.
Trung Quốc đă tăng cường triển khai máy bay chiến đấu và tàu chiến di chuyển gần Đài Loan hoặc đi qua eo biển Đài Loan trong những năm gần đây. Tuy nhiên, Bắc Kinh hiếm khi điều máy bay hoặc tàu chiến vượt qua đường ranh giới trên biển cắt ngang eo biển Đài Loan.
Truyền thông Đài Loan cho biết lần gần đây nhất các máy bay Trung Quốc vượt qua đường ranh giới này là vào năm 2011. Khi đó, cả Đài Loan và Trung Quốc đại lục đều xem đây là sai sót không cố ư của hai máy bay Trung Quốc khi xua đuổi một máy bay do thám Mỹ gần đó.
Tuy vậy, trong vụ việc xảy ra hôm qua, Đài Loan mô tả đây là hành động “cố ư xâm phạm” của máy bay Trung Quốc. Alex Huang, người phát ngôn của văn pḥng lănh đạo Đài Loan, gọi hành động của máy bay chiến đấu Trung Quốc là “khiêu khích và phá hủy hiện trạng của eo biển”.
Vụ việc trên diễn ra chỉ một tuần sau khi Mỹ đưa một tàu khu trục và một tàu tuần duyên đi qua eo biển Đài Loan khiến Trung Quốc nổi giận. Trung Quốc luôn coi Đài Loan là vùng lănh thổ không thể tách rời của nước này.
Trung Quốc đă tăng cường mạnh mẽ việc gây sức ép cả về ngoại giao và quân sự đối với Đài Loan kể từ khi nhà lănh đạo Thái Anh Văn lên nắm quyền từ năm 2016, bao gồm việc tiến hành hàng loạt cuộc tập trận gần ḥn đảo.
Tuần trước, bà Thái Anh Văn đă có chuyến đi ngắn tới Hawaii và có bài phát biểu tại đây. Động thái này của nhà lănh đạo Đài Loan buộc Trung Quốc phải trao công hàm phản đối tới Mỹ, gọi đây là hành động “cực kỳ nguy hiểm”.
Bloomberg ngày 31/3 dẫn các nguồn thạo tin cho biết các quan chức trong chính quyền Tổng thống Donald Trump đă ngầm đồng ư với đề nghị của Đài Loan về việc mua hơn 60 máy bay chiến đấu của tập đoàn Lockheed Martin.
Mặc dù không có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan, song Mỹ vẫn là nhà cung cấp vũ khí chính cho ḥn đảo này. Do lo ngại phản ứng tiêu cực từ Trung Quốc, kể từ năm 2002, Washington đă nhiều lần từ chối các đề xuất của Đài Loan về việc bán vũ khí cho ḥn đảo này.
Trong chuyến thăm tới Hawaii tuần trước, nhà lănh đạo Thái Anh Văn cho biết một thỏa thuận mua bán máy bay chiến đấu mới với Mỹ sẽ “nâng cao đáng kể năng lực không quân và mặt đất của Đài Loan, đồng thời tăng cường sức mạnh quân sự và chứng minh cho thế giới thấy cam kết của Mỹ với việc pḥng vệ của Đài Loan”.
VietBF © sưu tầm