Nhằm trấn an đồng minh đặt niềm tin vào Mỹ, quan chức Lầu Năm Góc cho biết vẫn tiếp tục duy tŕ chính sách tấn công hạt nhân phủ đầu.
Oanh tạc cơ chiến lược B-1B của không quân Mỹ. Ảnh: Reuters.
"Mỹ hiện không có kế hoạch thay đổi chính sách tấn công hạt nhân phủ đầu. Điều này đồng nghĩa với việc Washington có thể dùng vũ khí hạt nhân để tấn công đối thủ trong những t́nh huống cực kỳ nguy hiểm", Trợ lư Thứ trưởng Quốc pḥng Mỹ David Trachtenberg nói ngày 28/3 trong phiên điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện.
Trachtenberg tuyên bố nếu Mỹ thay đổi quan điểm dùng vũ khí hạt nhân để đối phó với cuộc tấn công thông thường quy mô lớn của đối thủ, nó sẽ khiến khả năng răn đe tầm xa của quân đội sẽ bị ảnh hưởng và mối quan hệ đồng minh cũng bị tổn hại do các nước sẽ nghi ngờ khả năng bảo vệ của Washington.
"Sự không chắc chắn này có thể khiến các quốc gia đồng minh và đối tác tự trang bị vũ khí hạt nhân để bảo vệ ḿnh", quan chức Mỹ nhấn mạnh.
Bản đánh giá chung về t́nh trạng hạt nhân (NPR) do Lầu Năm Góc soạn thảo năm ngoái đă liệt kê những trường hợp mà Mỹ có thể dùng vũ khí hạt nhân đáp trả, bao gồm t́nh huống Mỹ, các nước đồng minh hay cơ sở hạ tầng, cơ quan chỉ huy của các nước đối tác bị tấn công quy mô lớn bằng vũ khí thông thường.
Điều khoản này đánh dấu sự thay đổi lớn so với các học thuyết "không tung đ̣n đánh hạt nhân phủ đầu" trước đây của Mỹ và vấp phải chỉ trích mạnh mẽ từ Nga bởi Moskva cho rằng Washington đă hạ thấp mức độ cho phép sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt này và làm trầm trọng thêm cuộc chạy đua vũ trang.
Học thuyết quân sự hiện nay của Nga chỉ cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả khi Nga bị tấn công bằng vũ khí hủy diệt hàng loạt hoặc khi chủ quyền của nước này bị đe dọa.
VietBF © sưu tầm