Chính phủ Úc tước quyền cư trú của tỷ phú Trung Quốc đang “lưu vong” ở nước ngoài với lời buộc tội là một đại diện của đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đó là tỷ phú Hoàng Hướng Mặc (Huang Xiangmo) đă từng là một nhà tài trợ “không tiếc tay” được săn đón bởi nhiều thành phần chính trị gia của Úc.
Tỷ phú Trung Quốc Hoàng Hướng Mặc (trái) đứng bên cạnh (cựu) Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull tại lễ đón Tết Nguyên đán 2016. (Ảnh: Fairfax Media)
Chính phủ Úc đă tước quyền cư trú của ông Hướng Mặc, và cấm ông trở lại quốc gia này, theo bản công bố đă phát hành hồi đầu tháng Hai. Nhà kinh doanh bất động sản giàu có được cho là đang bị “mắc kẹt” ở Hồng Kông, nơi ông đang đấu tranh để quay trở lại. Đây là hành động cấp cao đầu tiên, chống lại những nỗ lực của Trung Quốc với cáo buộc nhằm tác động đến chính sách đối ngoại của Canberra đối với Bắc Kinh từ nội bộ, Nikkei cho biết.
Doanh nhân họ Hoàng đă lọt vào tầm ngắm của giới truyền thông trong năm 2016. Tỷ phú Trung Quốc đă trao tổng cộng khoảng 2 triệu Úc kim (1,42 triệu USD) tới đảng cầm quyền và các đảng đối lập của Úc. Ông đă được chụp ảnh cùng với những tên tuổi lớn của giới chính trị nước này, trong đó có cựu Thủ tướng Malcolm Turnbull.
Khoản chi có quy mô lớn kể trên là hợp lệ và công khai, nhưng việc ông Hướng Mặc từng giữ chức Chủ tịch Hội đồng Úc về thúc đẩy tái thống nhất Trung Quốc trong ḥa b́nh – được cho là có liên quan tới ĐCSTQ.
Vận rủi của tỷ phú xảy ra vào năm 2017, đài Nine Network phát hành vào đêm 29-11 một bản ghi âm những b́nh luận của Sam Dastyari – chính trị gia người Úc gốc Iran – cựu Thượng Nghị sỹ đại diện cho New South Wales.
Cựu Thượng Nghị sỹ Sam Dastyari tại Thượng viện. (Ảnh: Gary Ramage)
Những b́nh luận về Biển Đông của Sam Dastyari cho thấy ông có xu hướng ủng hộ Bắc Kinh không tuân thủ các phán quyết của Ṭa Trọng tài thường trực liên quan vấn đề biển Đông, và thể hiện ông có quan điểm hoàn toàn trái chiều với lập trường chính thức của đảng Lao động Australia (ALP) – đảng đứng về phía chính phủ Australia trong việc ủng hộ phán quyết của ṭa.
Ngoài đoạn ghi âm bị tiết lộ, truyền thông Australia cùng ngày cho hay, Nghị sỹ Dastyari đă nói với Hướng Mặc rằng điện thoại của ông này có thể đang bị cơ quan an ninh nghe lén.
Trước đó, Dastyari cũng đối mặt sức ép sau khi ông ủng hộ hành động khiêu khích của Trung Quốc tại Biển Đông trong một cuộc họp báo cùng vị doanh nhân. Điều đáng chú ư, Hướng Mặc đă thanh toán một hóa đơn pháp lư cho Dastyari. Thượng Nghị sỹ Dastyari đă tuyên bố từ chức vào tháng 12/2017.
Sự phát giác cho thấy “đầu cơ chính trị” của các doanh nhân Trung Quốc di cư. Bằng “chiếc ví dày”, họ nhắm vào thao túng giới chính trị Úc để thu được những ủng hộ có lợi cho Bắc Kinh.
Cuối 2017, một dự luật đưa ra tại Nghị viện Úc, cấm các quyên góp chính trị của các công dân nước ngoài và từ các công ty nước ngoài. Luật đă được thông qua vào năm sau đó.
Đă có nhiều ư kiến xung quanh việc ông Hướng Mặc bị tước quyền cư trú.
Hướng Mặc là một nhân vật rơ ràng nhất – liên quan đến các hoạt động ảnh hưởng của Trung Quốc. Mục đích thực sự của việc thu hồi tư cách thường trú nhân nhằm làm suy yếu mạng lưới của ông ta trên khắp nước Úc, theo Giáo sư Clive Hamilton, Đại học Charles Sturt, tác giả cuốn sách “Silent Invasion: China’s Influence in Australia”, (Tạm dịch: Xâm lược thầm lặng: Ảnh hưởng của Trung Quốc ở Úc).
Cuốn sách nói về sự phát triển ảnh hưởng của ĐCSTQ trong chính trị và xă hội dân sự Úc, chi tiết về cách Trung Quốc nỗ lực mở rộng mạng lưới gián điệp và ảnh hưởng tại Úc.
Cơ quan An ninh T́nh báo Úc (ASIO) từ lâu đă nghi ngờ về các hoạt động của Hướng Mặc. Vào năm 2015, ASIO đă cảnh báo các quan chức cấp cao từ các đảng chính trị lớn của Úc về mối quan hệ bí ẩn giữa vị doanh nhân với ĐCSTQ, theo The Sydney Morning Herald. Bộ Nội vụ báo cáo, họ đă thu hồi quyền thường trú của ông Hướng Mặc theo khuyến nghị của ASIO.
Việc hủy bỏ đột ngột quyền cư trú của ông Hướng, một cư dân lâu năm có gia đ́nh và tài sản ở Úc là một “trường hợp bất thường”, theo Mary Crock, Giáo sư công luật tại Đại học Sydney. Nh́n một góc độ khác, cho thấy “mức độ nguy hiểm” mà chính phủ Úc cảm nhận về Bắc Kinh.
Nikkei nhận định, dường như Trung Quốc đang quay trở lại tấn công Úc v́ đă nhắm vào doanh nhân Hướng Mặc. Trong bản tin ngày 21/2 của Reuter cho biết, các quan chức hải quan thành phố cảng Đại Liên, Trung Quốc đă cấm nhập khẩu than Úc, bắt đầu từ tháng Hai và không có lư do nào được đưa ra cho hành động này.
Với việc thực thi những luật về ảnh hưởng nước ngoài, căng thẳng song phương chắc chắn sẽ gia tăng, theo cảnh báo của Richard McGregor, chuyên gia cao cấp tại Viện Lowy trụ sở tại Sydney.