Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) đưa tin rằng, Trung Quốc đang tăng cường hiện diện của lực lượng bán quân sự trên biển Đông nhằm củng cố các yêu sách chủ quyền phi lư của nước này gây hấn ở biển Đông khiến việc xử lư họ trở nên khó khăn hơn.
Cảnh sát biển tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, huấn luyện bắn pháo trên tàu hải cảnh, tháng 4/2015 (Ảnh: Chinanews)
Trung Quốc tái cấu trúc Hải cảnh
SCMP cho hay, trong năm qua Bắc Kinh đă đẩy mạnh vai tṛ của Hải cảnh và đưa lực lượng này về dưới sự quản lư của Quân ủy trung ương.
Phát biểu trước các quan chức lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc nhân dịp Tết Âm lịch, Phó chủ tịch quân ủy Hứa Kỳ Lượng nói tất cả nhân sự cần sẵn sàng cho các t́nh huống khác nhau trên biển Hoa Đông và biển Đông.
Adam Ni, nhà nghiên cứu về Trung Quốc tại Đại học Macquarie University ở Sydney, Australia, nói rằng Hải cảnh Trung Quốc "đóng vai tṛ then chốt trong các tranh chấp chủ quyền bằng cách tuần tra quanh những vùng nước có mâu thuẫn để củng cố yêu sách hàng hải của Trung Quốc".
"Điều này giúp giải phóng sức mạnh cho Hải quân [Trung Quốc] để có thể đầu tư sức mạnh ngày càng hướng ra xa khỏi bờ biển Trung Quốc," Ni nói với SCMP.
Thông điệp của tướng Hứa Kỳ Lượng với Hải cảnh thể hiện hướng đi mới của lực lượng này sau cuộc tái cấu trúc lớn vào năm ngoái, khi Cục hải dương Trung Quốc (SOA) - cơ quan đồng quản lư Hải cảnh cùng Bộ công an Trung Quốc - được sáp nhập với Bộ tài nguyên.
Hải cảnh hiện trở thành một phần của Cảnh sát vũ trang nhân dân Trung Quốc - trực thuộc Quân ủy trung ương. Cuộc cải tổ được cho là nhằm cải thiện khả năng điều phối và phối hợp của quân đội với lực lượng hành pháp trên biển - cơ chế trước đây vốn khá phức tạp khi phải thông qua nhiều ban ngành chồng chéo.
Từ lâu Trung Quốc đă kỳ vọng hạm đội Hải cảnh sẽ được đưa ra "tiền tuyến" trên các vùng nước có bất đồng ở biển Hoa Đông và biển Đông, trong khi hải quân lui lại với vai tṛ hỗ trợ. Nhưng việc SOA không có thẩm quyền điều động quân đội khiến việc hợp tác hải cảnh-hải quân gặp nhiều khó khăn.
Các cấu trúc do Trung Quốc xây dựng phi pháp trên đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (Ảnh: AMTI/DigitalGlobe)
Hải cảnh Trung Quốc sẽ xuất hiện ở các "tiền tuyến" tranh chấp
Vụ tái cấu trúc đă mở ra một giai đoạn kết nối mới giữa cảnh sát biển và hải quân Trung Quốc, điển h́nh là cuộc huấn luyện chung giữa Hải cảnh và Đại chiến khu miền Nam vào tháng 8/2018.
Hải quân Trung Quốc cũng điều động một bộ phận sĩ quan sang Hải cảnh, bao gồm chuẩn đô đốc Wang Zhongcai - người trở thành chỉ huy Hải cảnh từ tháng 12. Theo SCMP, ông Wang từng tham gia các nhiệm vụ của hải quân tại Vịnh Aden, và từng làm Phó tham mưu trưởng Hạm đội Đông Hải.
Trong đợt phối hợp mới nhất được ghi nhận bởi tổ chức Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI), thuộc Viện nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), một đội tàu của Trung Quốc lên đến 95 chiếc - gồm tàu hải quân, hải cảnh và tàu cá "dân quân trên biển" - đă áp sát khu vực đảo Thị Tứ (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) vào ngày 20/12 để gây sức ép, buộc Philippines ngưng hoạt động cải tạo trái phép tại đây.
Ông Collin Koh, nhà nghiên cứu hàng hải tại Đại học công nghệ Nanyang, Singapore, đánh giá thông điệp trong dịp Tết Âm lịch vừa qua của ông Hứa Kỳ Lượng là dấu hiệu Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh các cơ quan hành pháp dân sự như Hải cảnh ra tuyến đầu trong xử lư các tranh chấp hàng hải.
Theo ông, các đơn vị chấp pháp được xem là ít gây bất ổn hơn sự hiện diện của hải quân.
"Triển khai [cảnh sát biển] ra tuyến đầu cho thấy ít sự khiêu khích hơn, ít nhất về mặt lư thuyết, mặc dù những ngày vừa qua có nhiều câu hỏi và nghi vấn dấy lên rằng liệu điều này có thực sự đúng khi mà việc lợi dụng cảnh sát biển có thể che đậy cho những hành động gây hấn hơn tại các điểm nóng hàng hải," ông Koh nói.
Do cảnh sát biển Trung Quốc là cơ quan hành pháp dân sự, việc lực lượng này tiến hành các hoạt động tuần tra, gây hấn ở biển Đông khiến việc xử lư họ trở nên khó khăn hơn. Điều động quân đội để đối đầu với hải cảnh Trung Quốc không phải là một lựa chọn, trong khi cảnh sát biển Trung Quốc lại được trang bị "tận răng" không thua kém bất kỳ lực lượng vũ trang nào.
Đại tá Trung Quốc về hưu Yue Gang cho rằng nước này sẽ tiếp tục nâng cấp hạm đội cảnh sát biển và tận dụng "trung tâm cứu hộ hàng hải" mới mà Bắc Kinh xây dựng (phi pháp) trên đá Chữ Thập (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) để tiếp tế cho tàu bè.
Ông Yue nói thêm, hành động của Trung Quốc đă khiến Mỹ quan ngại và có giải pháp đối đầu. Hồi tuần qua, Tư lệnh hải quân Mỹ, đô đốc John Richardson kêu gọi thực thi các quy định chấp pháp cứng rắn hơn để kiềm chế lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc "hoành hành".
Jin Yongming, giám đốc Trung tâm nghiên cứu chiến lược biển thuộc Viện khoa học xă hội Trung Quốc (CASS), nhận định cơ chế kết nối mới giữa cảnh sát biển và quân đội giúp Trung Quốc xử lư tốt hơn các t́nh huống khẩn cấp trên biển, nhưng sự phối hợp giữa hai lực lượng vẫn chưa đầy đủ.
"Chúng tôi đă xây dựng được cấu trúc và khuôn khổ, nhưng sự phân chia nhiệm vụ [giữa hải cảnh và quân đội] vẫn chưa được định nghĩa rơ ràng," ông nói.