Năm 2019 được dự đoán là năm đầy thử thách đối với TT Mỹ Donald Trump. Ông Trump sẽ có "ván bài" đối ngoại gây đột phá ra sao?
Trong hai năm đầu đảm nhiệm cương vị Tổng thống, ông Donald Trump đă thay đổi cách Washington tiếp cận thế giới theo đường lối cơ bản. Cùng với sự biến chuyển của hệ thống chính trị toàn cầu, Tổng thống Donald Trump đă mang đến bộ mặt mới cho nền chính trị nước Mỹ cũng như cho thế giới bằng chính sách đối ngoại mang đậm dấu ấn cá nhân, khác với các nhà lănh đạo tiền nhiệm.
Tổng thống Donald Trump. Ảnh: Reuters.
Tạo dấu ấn riêng
Tổng thống Obama dù tập trung đẩy mạnh vai tṛ lănh đạo của nước Mỹ nhưng luôn t́m cách hướng vào tăng cường hợp tác chia sẻ gánh nặng. Tổng thống George W. Bush thực hiện cách tiếp cận mang tính đơn phương nhiều hơn, song vẫn giữ lại nhiều khía cạnh truyền thống của Mỹ. Tổng thống Bill Clinton t́m cách đẩy mạnh vai tṛ của Mỹ hậu chiến tranh Lạnh, trong khi Tổng thống George H. W. Bush th́ nỗ lực lèo lái con thuyền nước Mỹ vượt qua thời kỳ hỗn loạn cuối Chiến tranh Lạnh.
Mặc dù các tổng thống tiền nhiệm của Mỹ có nhiều quan điểm khác nhau về chính sách đối ngoại, nhưng họ đều tin tưởng vào việc thúc đẩy các giá trị và nền dân chủ của nước Mỹ, duy tŕ những mối quan hệ liên minh lâu đời, tuân thủ hầu hết các quy tắc ngoại giao, duy tŕ các thể chế toàn cầu và thúc đẩy thương mại. Họ đều chấp nhận sự thật rằng, nước Mỹ với lợi thế và quyền lực nổi bật, có trách nhiệm đặc biệt trong việc duy tŕ sự ổn định trên toàn cầu.
Tổng thống Trump, về cơ bản rất khác biệt. Ông theo đuổi chính sách đối ngoại với niềm tin vào sức mạnh và vị thế siêu cường của nước Mỹ, cho rằng các quốc gia khác cuối cùng cũng phải nhượng bộ trước những yêu cầu của Mỹ. Thông qua việc đặt ra các yêu cầu, đe dọa đánh thuế hay sử dụng vũ lực, Tổng thống Trump nghĩ rằng ông có thể buộc các nước khác phải thừa nhận vị thế của nước Mỹ. Ông Trump có thể đúng trong một số trường hợp, chẳng hạn như việc tái đàm phán Hiệp định thượng mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), ông đă khiến Mexico và Canada phải chấp nhận Hiệp định sửa đổi. Nhưng trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, khởi phát vào tháng 6/2018, th́ sự giả định của ông không hoàn toàn đúng. Giới quan sát cho rằng, cách tiếp cận của ông có thể hoạt động hiệu quả trong thời gian ngắn song về lâu dài sẽ làm suy giảm quyền lực mềm của Washington.
Cũng giống như trong kinh doanh, ông Trump xử lư các mối quan hệ toàn cầu theo kiểu “hợp đồng giao dịch”. Ông không chấp nhận việc Mỹ phải có trách nhiệm đặc biệt với thế giới cũng như giá trị vốn có trong mối quan hệ song phương hay đa phương đă được h́nh thành từ lâu. Thay v́ đó, ông luôn củng cố chính sách “nước Mỹ trên hết”, quan tâm đến các lợi ích của Mỹ và quan tâm đến những ǵ mà đồng minh hay đối tác có thể làm cho nước Mỹ. Ông rất coi trọng xây dựng quan hệ cá nhân với các lănh đạo nước ngoài, song điều này phụ thuộc vào mức độ ủng hộ công khai mà họ dành cho ông. Mối quan hệ “lên bổng xuống trầm” của Tổng thống Trump với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh là những minh chứng cụ thể.
Tổng thống Trump phản đối trật tự được h́nh thành sau Thế chiến thứ 2 mà Mỹ là quốc gia tiên phong tạo ra. Trật tự đó dựa trên nhận thức rằng, các quốc gia riêng lẻ cần phải hợp tác với nhau để giải quyết những mối quan tâm chung. Trong thế giới hiện đại, không một quốc gia nào có thể tự ḿnh đối phó với những thách thức xuyên biên giới như vấn đề nhập cư, biến đổi khí hậu, đe dọa hạt nhân, bệnh dịch hay chủ nghĩa khủng bổ. Rút kinh nghiệm từ những bài học thực tiễn trong Thế chiến thứ 2, Mỹ và các nước khác đă cùng nhau thành lập những thể chế toàn cầu như Liên Hợp Quốc, Ngân hàng Thế giới, và các tổ chức khu vực đóng vai tṛ làm nền tảng cho sự hợp tác, giải quyết những lo ngại chung.
Tổng thống Trump không hoàn toàn phủ nhận vai tṛ của các thể chế đó và những quy tắc của nó, nhưng với tư cách là lănh đạo của một quốc gia đóng vai tṛ quan trọng trong việc duy tŕ hệ thống này, rất có thể những hành động mà ông đang thực hiện đang gây tổn hại tới các thể chế được h́nh thành từ lâu. Ông Trump tiếp quản vị trí lănh đạo một quốc gia siêu cường vào thời điểm đang có nhiều vết nứt trong nền tảng hệ thống chính trị toàn cầu, như việc Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu (c̣n gọi là Brexit), chủ nghĩa dân túy trỗi dậy ở Châu Âu, sự mở rộng ảnh hưởng của Nga và Trung Quốc. Thay v́ hàn gắn những vết nứt này, vị tổng thống thứ 45 của nước Mỹ có vẻ như đang khiến chúng mở rộng một cách nghiêm trọng hơn.
Đảo ngược chính sách đối ngoại
Tuy nhiên, khả năng của ông Trump trong việc đảo ngược chính sách đối ngoại của Mỹ vẫn bị giới hạn khá nhiều, bởi c̣n có vai tṛ của Quốc hội. Trong năm 2019, đảng Dân chủ nắm quyền kiểm soát Hạ viện và nhiều khả năng sẽ sử dụng quyền lực này để cản trở các quyết sách đối ngoại của Tổng thống Trump.
Thêm vào đó, sự thiếu ổn định trong chính quyền Tổng thống Donald Trump cũng gây ảnh hưởng nhiều đến mục tiêu của ông. Các cố vấn của ông theo đuổi nhiều lập trường khác nhau. Chẳng hạn, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton th́ sẵn sàng bác bỏ các quy tắc toàn cầu, c̣n Bộ Trưởng Quốc pḥng James Mattis th́ nỗ lực bảo vệ quan hệ liên minh lâu dài của Mỹ. Sự thay đổi thường xuyên các vị trí lănh đạo phụ trách chính sách đối ngoại cũng làm phức tạp thêm nền chính trị nước Mỹ, chẳng hạn như việc ông Bolton thay thế ông H.R. McMaster làm Cố vấn an ninh, ông Mike Pompeo thay thế ông Rex Tillerson làm Ngoại trưởng Mỹ hay Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley tuyên bố từ chức. Bên cạnh đó, ông Trump cần có thời gian định hướng lại toàn bộ bộ máy chính sách đối ngoại của Mỹ sau nhiều năm Mỹ tham gia vào các thỏa thuận song phương và đa phương.
Tổng thống Trump có những người ủng hộ, cùng chung quan điểm với ông chỉ trích các tổ chức và quy định chung trên toàn thế giới. Họ luôn muốn hợp tác theo cách thức phù hợp với nước Mỹ, tập trung vào những lợi ích và các mối quan hệ hạn hẹp. Song ông Trump cũng có không ít những người phản đối. Họ bất b́nh trước sự xói ṃn hệ thống toàn cầu vốn đă giúp thế giới ổn định trong thời gian qua, thúc đẩy những thành tựu to lớn về sức khỏe con người và sự thịnh vượng. Hiện nay, nhiều đồng minh và đối tác thương mại của nước Mỹ đang cảm thấy bị gạt ra ngoài lề bởi một tổng thống quen sử dụng “cách thức đe dọa”, sau nhiều năm gây dựng được mối quan hệ bền chặt với nước Mỹ.
Thách thức với quyết sách của ông Trump
Trong năm 2018, chính sách đối ngoại của ông Trump đă khiến phần c̣n lại của thế giới bối rối. Điều này một phần là do nhà lănh đạo Mỹ hành động theo bản năng của ông, một phần do có những quan điểm mâu thuẫn và khác biệt trong chính quyền ông, cũng như sự thiếu nhất quán trong các mục tiêu và quyết sách đối ngoại. Giới phân tích cho rằng, xu hướng này sẽ tiếp tục xảy ra trong năm 2019, thậm chí biến đổi mạnh mẽ hơn bởi Tổng thống Trump sẽ phải đấu tranh với Hạ viện do phe Dân chủ nắm quyền. Bên cạnh đó, ông sẽ chịu sức ép ngay chính trong nội bộ nước Mỹ với các cuộc điều tra sâu rộng hơn liên quan đến chiến dịch tranh cử Tổng thống hoặc những khó khăn về kinh tế. Mặt khác sự thay đổi nhân sự liên tục trong Nhà Trắng cũng có tác động không nhỏ.
Các quốc gia khác và nhà lănh đạo của họ nhiều khả năng sẽ c̣n vấp phải chính sách đối ngoại khó lường tại Washington. Tổng thống Trump sẽ tiếp tục đưa ra quyết định theo bản năng của ông. Một thách thức lớn đối với các nhà lănh đạo nước ngoài là nếu xây dựng được mối quan hệ tốt với Tổng thống Trump họ sẽ có được sự ủng hộ của ông, nhưng điều đó vô h́nh trung lại khiến họ mâu thuẫn với đảng Dân chủ của Mỹ, làm phức tạp mối quan hệ với Quốc hội Mỹ. Điều này có thể dẫn đến nguycơ rủi ro nếu một thành viên trong đảng Dân chủ chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống vào năm 2020 tới.
Những biến chuyển trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Donald Trump không chỉ làm thay đổi vị thế của nước Mỹ mà c̣n ảnh hưởng đến các đồng minh, đối thủ cạnh tranh trong năm 2019. Có lẽ điều quan trọng nhất là sự xói ṃn dần dần vai tṛ lănh đạo của Mỹ. Mỹ vẫn là quốc gia hùng mạnh nhất thế giới về quân sự, kinh tế, có tầm ảnh hưởng lớn về ngoại giao và văn hóa. Nhiều nước vẫn muốn có được sự hỗ trợ của Mỹ về đầu tư, thương mại, quân sự… Dẫu vậy, thế đối trọng của Mỹ với Nga và Trung Quốc sẽ bị suy giảm. Tổng thống Trump không c̣n quan tâm đến vai tṛ của Mỹ như một quốc gia bảo vệ trật tự toàn cầu sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. Mỹ đang mất dần quyền lực mềm và tràng cười của các nhà lănh đạo thế giới khi Tổng thống Trump phát biểu tại phiên họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tháng 9 vừa qua là minh chứng minh cho điều đó.
Năm 2019 được dự đoán sẽ là dấu mốc quan trọng để xác định liệu Tổng thống Trump có thay đổi thành công chính sách đối ngoại truyền thống kéo dài nhiều năm qua hay không. Điều này phần lớn phụ thuộc vào những biến chuyển trên nền chính trị toàn cầu và cách Tổng thống Trump ứng phó với những thách thức đối với vị thế siêu cường của nước Mỹ.
VietBF © sưu tầm