Đúng như vậy, đó là sai lầm của Mỹ. Chính Mỹ đă làm cho Nga thành đế chế toàn cầu? Hiên tại và tương lai Nga đang kiên nhẫn chờ đợi thời cơ của ḿnh sau những sai lầm chiến lược liên tiếp của Mỹ.
Năm 2019 bắt đầu bằng tin tức 6 thủy thủ Nga bị cướp biển bắt cóc ngoài khơi Benin. Đây như một điềm báo. Khi điều kiện kinh tế của các quốc gia xấu đi, nạn cướp bóc sẽ quay trở lại, nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu ngày càng gia tăng.
Theo Cục Hàng hải Quốc tế (IMB), 107 vụ cướp biển được ghi nhận trong nửa đầu năm 2018 và 87 vụ trong năm 2017. Trong những vụ xảy ra năm 2018 có 32 trường hợp ở vùng biển Đông Nam Á và 48 dọc theo bờ biển châu Phi - chiếm 75% tổng số vụ xảy ra trên toàn thế giới.
Con số này được nêu ra trong viễn cảnh, những người khổng lồ châu Á như Ấn Độ và Trung Quốc chỉ ghi nhận 2 trường hợp trong thời gian nghiên cứu, mặc dù bờ biển của họ là vô cùng rộng lớn. Riêng Nga không có.
Về số lượng con tin bị bắt, IMB kiểm đếm là 102 trong nửa đầu năm 2018 so với 63 trong nửa đầu năm 2017.
Số vụ cướp tăng lên là nguyên nhân dẫn đến chi phí vận chuyển và bán lẻ trên toàn thế giới, tiền bảo hiểm và tiền lương được tăng để phù hợp với các rủi ro liên quan trong vận tải đường biển. Các tàu buôn cũng sẽ phải trải qua các tuyến đường dài hơn và tốn kém hơn để tránh các điểm nóng cướp biển.
Tàu Pipelay trên hành tŕnh gia nhập đội tàu xây dựng Nord Stream 2 ở biển Baltic
Một báo cáo của Văn pḥng Liên Hợp Quốc về Ma túy và Tội phạm (UNODC) năm 2016 đă tổng hợp những hiểm họa được dự báo. Hơn 90% thương mại toàn cầu được thực hiện thông qua đường biển, ảnh hưởng của tội phạm hàng hải có thể khiến kinh tế toàn cầu bị tê liệt.
Tội phạm hàng hải không chỉ bao gồm hoạt động tội phạm nhắm vào tàu thuyền hoặc các cấu trúc hàng hải, mà c̣n sử dụng biển cả để thực hiện các hoạt động phạm tội có tổ chức xuyên quốc gia như buôn lậu người hoặc các chất cấm bất hợp pháp. Những h́nh thức tội phạm hàng hải này có thể để lại hậu quả rất lớn.
Thật vậy, các trường hợp buôn người, cướp nội tạng và buôn lậu các chất bất hợp pháp và hàng giả đang ngày càng sinh sôi nảy nở trên toàn thế giới song song với nợ công gia tăng và những bất đồng trong các chương tŕnh nghị sự quốc tế.
Úc là một trường hợp điển h́nh. Những phần tử tội phạm từ Hồng Kông, Malaysia thường xuyên buôn bán ma túy, thuốc lá và cả người qua cảng Sydney trong nhiều năm, làm tăng nền kinh tế tội phạm có tổ chức tại đây tăng lên tới 47,4 tỷ đô la Úc giữa năm 2016 và 2017.
Với các yếu tố h́nh sự dự kiến sẽ phát triển mạnh trong thời kỳ suy thoái, các tổ chức tội phạm cần một mức độ che chở của cảnh sát, công tố viên cho đến các quan chức địa phương.
Nhưng đây không chỉ là vấn đề Đông Nam Á; bất kỳ siêu cường nào muốn phá vỡ các động mạch thương mại Á-Âu - động cơ chính của tăng trưởng toàn cầu - sẽ có mục tiêu và cơ hội trên khắp các đại dương.
Cuộc chiến Syria đă không chỉ tạo ra một nút thắt thương mại và năng lượng xuyên Á-Âu đầy tiềm năng, nó c̣n là đem lợi ích từ việc buôn bán trẻ em, cướp nội tạng và nô lệ cho các băng nhóm tội phạm xuyên quốc gia.
Cuối cùng, các ngành công nghiệp ở châu Á và châu Âu sẽ phải t́m kiếm các tuyến vận chuyển an toàn hơn cho các sản phẩm của họ.
Sáng kiến Vành đai và Con đường Trung Quốc (BRI) là một lựa chọn nhưng sẽ phụ thuộc nhiều vào chiếc ô an ninh của Nga, đặc biệt là ở Trung Á.
Bên cạnh đó, Nga cũng cung cấp một tùy chọn vận chuyển thay thế thông qua Tuyến đường biển phía Bắc, tránh được bất kỳ hành vi lừa đảo tiềm năng nào ở Trung Á trong tương lai.
Nh́n lại các chính sách của Washington sau ngày 11/9, dường như, sự phá vỡ hiệp ước giữa châu Á và châu Âu ngày càng tăng. Giả thuyết về “âm mưu của Mỹ” là hoàn toàn phù hợp khi các chương tŕnh nghị sự chống lại Nga, Trung Quốc và Iran do Hoa Kỳ lănh đạo không ngừng gia tăng.
Khi các cuộc biểu t́nh của phe áo vàng làm rung chuyển nước Pháp vài tuần trước, nếu phong trào này lan sang nửa phía Tây của châu Âu, nền kinh tế của Châu Âu sẽ hoàn toàn tê liệt.
Bản đồ hiển thị tuyến đường biển khu vực Bắc Cực
Vậy nước Nga sẽ hưởng lợi từ tuyến thương mại qua Bắc Cực hay một nước Mỹ độc đoán không c̣n đủ khả năng cai trị trong một thế giới ngày càng đa cực?
Sự hạ thấp ngoại giao của Trump với EU và sự phản đối của ông đối với đường ống khí đốt Nord Stream 2 phù hợp với giả thuyết về sự gián đoạn thương mại này. Cũng như việc gia tăng áp lực đối với Ấn Độ và Trung Quốc để giảm nhập khẩu năng lượng và quan hệ thương mại với Iran. Cuộc chiến thương mại của Washington với Bắc Kinh dường như phù hợp với chiến lược lớn này.
Nếu Trung Quốc nhập khẩu nhiều sản phẩm của Mỹ, châu Âu tất nhiên sẽ chịu hậu quả. Người châu Á yêu thích các sản phẩm châu Âu từ xe hơi Đức đến giày Ư và châu Âu vẫn là điểm đến kỳ nghỉ yêu thích của tầng lớp trung lưu đang ngày càng phát triển tại đây.
Trong khi đó, khi thế giới do Hoa Kỳ lănh đạo sụp đổ, có vẻ như Nga đang kiên nhẫn chờ đợi thời gian để trở thành người bảo lănh an ninh và là nhà làm vua của thương mại Á-Âu.
Một kịch bản nhiều khả năng có thể xảy ra do sự bất lực của Mỹ hơn là sự khéo léo của Nga.