Trừng phạt kinh tế có lẽ là điều đă trở nên quen thuộc đối với nền kinh tế Nga. Bất chấp những điều đó nhưng nền kinh tế này vẫn từng bước phát triển mạnh mẽ. Theo đà này th́ không c̣n lâu nữa sẽ vượt cả nền kinh tế Đức. Bất chấp sự trừng phạt của phương Tây, nền kinh tế Nga sẽ vượt mặt Đức, trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới vào năm 2020, theo ngân hàng đa quốc gia Standard Chartered cho biết trong dự báo tăng trưởng dài hạn của họ.
Theo báo cáo dự báo kinh tế thế giới từ nay đến năm 2030 của Standard Chartered, th́ Trung Quốc sẽ vượt Mỹ, trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới trong năm 2020, kể cả đo bằng Sức mua tương đương (PPP) hoặc theo GDP.
Khi đó, Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Nga sẽ là 5 nền kinh tế lớn nhất toàn cầu. Tiếp theo đó, trong top 10 nền kinh tế lớn nhất sẽ là Đức, Indonesia, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ và Vương quốc Anh.
Theo báo cáo của Standard Chartered trong năm 2020, phần lớn dân số thế giới sẽ có thu nhập được xếp vào tầng lớp trung lưu. Châu Á sẽ dẫn đầu sự tăng trưởng của tầng lớp trung lưu toàn cầu, dù số lượng người thuộc tầng lớp này ở phương Tây bị tŕnh trệ lại", nhà nghiên cứu của Standard Chartered, Madhur Jha cho biết.
Chưa hết, các nền kinh tế châu Á vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong thập kỷ tới và 7/10 nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2030 sẽ là các nước thuộc khu vực châu Á.
Tuần trước, Ngân hàng Thế giới dự báo rằng, tốc độ tăng trưởng GDP dự kiến của Nga sẽ đạt 1,8% trong hai năm 2020 và năm 2021. WB thông báo rằng nền kinh tế Nga đă tăng trưởng với tốc độ 1,6% trong năm 2018. Lạm phát tại Nga cũng tương đối thấp, ổn định và sản xuất dầu vẫn tăng, bất chấp các lệnh trừng phạt kinh tế được thắt chặt.
Trong khi đó, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đă nâng mức dự báo tăng trưởng GDP của Nga năm 2019 lên 1,8%. Theo đó IMF cho rằng, tác động tích cực từ thị trường dầu quốc tế sẽ giúp kinh tế Nga vượt qua các tác động tiêu cực từ những lệnh trừng phạt của Mỹ.
Ngược lại với Nga, đà tăng trưởng kinh tế của Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu đă giảm mạnh tốc độ tăng trưởng GDP trong năm 2018 xuống chỉ c̣n 1,5%, mức thấp nhất kể từ năm 2013.
Kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm cũng như các vấn đề trong ngành công nghiệp xe hơi khiến kinh tế Đức giảm đà tăng trưởng.
|