B́nh thường có thể thấy rất nhiều tàu cá treo cờ Trung Quốc hoạt động tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Thế nhưng mới đây truyền thông Philippines đưa tin đó chính là các tàu quân sự do dân quân và binh sĩ cải trang thành ngư dân vận hành.
Các tàu cá Trung Quốc. (Ảnh: Atimes)
Hăng tin Philippines Star ngày 12/1 dẫn lời một quan chức quốc pḥng cho biết lực lượng vận hành các tàu cá Trung Quốc hoạt động xung quanh nhóm đảo Kalayaan (KIG) tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam không phải là ngư dân, mà thực chất là các dân quân và binh sĩ Trung Quốc cải trang.
"Chúng tôi biết một sự thật rằng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đă cử người và tài trợ tiền cho lực lượng dân quân hàng hải của nước này để cải trang thành ngư dân trên hàng chục tàu dân sự trong khu vực", quan chức giấu tên thuộc Bộ Quốc pḥng Philippines tiết lộ.
Theo quan chức trên, việc Trung Quốc triển khai hàng chục tàu được cho là tàu cá ở khu vực trong hoặc gần vùng đặc quyền kinh tế của các nước Đông Nam Á là cách để Bắc Kinh tăng cường sự hiện diện và phô diễn sức mạnh trong khu vực.
Theo Philippines Star, Trung Quốc từng ngang nhiên tuyên bố sẽ khôi phục lại các khu vực bị thiệt hại trên Biển Đông. Hiện chưa rơ sự hiện diện ngày càng tăng của các tàu Trung Quốc trong khu vực có phải là một phần trong nỗ lực khôi phục của nước này hay không.
"Hiện tại, chúng tôi chưa rơ lư do số tàu cá Trung Quốc gia tăng đột biến trong khu vực", quan chức quốc pḥng Philippines nói thêm.
Một quan chức quân sự cấp cao khác cho rằng Philippines và các nước cần giám sát sự xuất hiện của các tàu Trung Quốc ngay cả khi chúng được ngụy trang thành các tàu dân sự. Quan chức này thừa nhận các tàu màu xám của Trung Quốc, được cho là các tàu hải quân, thường xuyên xuất hiện trong khu vực.
Ngoài Philippines, Indonesia từ lâu cũng theo dơi và nghi ngờ hoạt động của đội tàu cá Trung Quốc ở gần các vùng biển của nước này. Đội tàu cá Trung Quốc được "che chở" bởi lực lượng dân quân biển, hay c̣n gọi là "lực lượng biển thứ 3" chuyên nhận lệnh từ quân đội Trung Quốc và chủ yếu tham gia vào các cuộc xung đột "vùng xám" của Bắc Kinh trên Biển Đông. Chiến lược xung đột vùng xám cho phép Trung Quốc sử dụng dân quân biển hơn là hải quân trong các cuộc xung đột nhằm tránh đối đầu quân sự v́ dân quân biển được xem là lực lượng dân sự.
VietBF © sưu tầm