Các nhà khoa học đang đau đầu v́ nhưng tín hiệu bí ẩn ngoài hành tinh liên tục phát đến Trái Đất. Chúng vô cùng bí ẩn không rơ nguồn gốc. Chúng chỉ xuất hiện trong tích tắc và phát ra sóng âm trong vũ trụ...
Các tín hiệu sóng vô tuyến FRB được quan sát thấy ngoài không gian.
Một kính thiên văn tại đài quan sát ở Canada từng thu nhận được các tín hiệu radio bí ẩn, đến từ một thiên hà xa xôi nào đó trong vũ trụ. Tính chất và nguồn gốc của các sóng radio này vẫn chưa được các nhà khoa học t́m ra.
Giữa 13 tín hiệu vô tuyến bí ẩn được đặt tên là sóng FRB, các nhà thiên văn học c̣n thu nhận được một tín hiệu bất thường lặp lại liên tục, đều xuất phát từ cùng một nguồn cách Trái Đất khoảng 1,5 tỷ năm ánh sáng.
Các tín hiệu vô tuyến bí ẩn FRB (Fast Radio Bursts) là những sóng ngắn nhưng xuất hiện rất nhanh, mạnh và biến mất chỉ trong chốc lát. Theo tính toán, loại sóng này chỉ kéo dài một vài phần ngh́n giây.
Hiện tượng sóng lạ trong vũ trụ từng được một kính thiên văn khác phát hiện.
“Việc tiếp tục thu nhận được loại tín hiệu bí ẩn phát đi từ các thiên hà xa xôi cho thấy khả năng c̣n nhiều loại sóng khác đang tồn tại trong vũ trụ. Với sự lặp lại tín hiệu nhiều lần và có thêm nhiều nguồn để nghiên cứu, giới khoa học có nhiều khả năng giải đáp các tín hiệu ẩn số này, ví dụ như chúng từ đâu tới và được tạo ra từ cái ǵ ” – Ingrid Stairs, nhà thiên văn học đến từ đại học British Columbia phát biểu.
Kính thiên văn mới của Canada có tên CHIME. Khi vừa đi vào hoạt động, kính thiên văn này đă thu nhận được các tín hiệu ḱ lạ mới.
Kính thiên văn CHIME – nơi thu nhận được tín hiệu lạ, nằm ở vùng núi của thung lũng Okanagan của British Columbia. CHIME bao gồm bốn ăng ten h́nh trụ dài 100 mét, quét toàn bộ bầu trời phía bắc mỗi ngày. Ngay khi mới đưa vào hoạt động cuối năm ngoái, chiếc kính thiên văn này đă phát hiện ra 13 sóng lạ, trong đó có cả những tín hiệu được phát lặp đi lặp lại.
Hiện, các nhà thiên văn học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu tín hiệu lặp lại nhiều lần được ghi nhận ở lần thứ hai và cho hay, tín hiệu này có nhiều điểm tương đồng với tín hiệu được phát hiện lần đầu.