Cơn sóng thần này không hề được báo trước. Người dân hoàn toàn bj động. Đến nay số người chết trong trận sóng thần đă tăng lên con số gần 400, 1.500 người khác bị thương và vẫn c̣n 128 người mất tích.
Gần 400 người thiệt mạng trong trận sóng thần ập vào Indonesia hôm 22.12.
"Ít nhất 373 người đă thiệt mạng, 1.459 người bị thương và 128 người vẫn mất tích. Cảnh báo sóng lớn sẽ được duy tŕ tới ngày 26.12", Sutopo Nugroho, người phát ngôn Cơ quan Ứng phó Thiên tai Indonesia nói.
Giới chức Indonesia cảnh báo những người sống gần núi lửa Anak Karatau cần phải tránh xa khu vực băi biển v́ nguy cơ sóng thần quay trở lại bất cứ lúc nào.
Cơ quan địa chất Indonesia xác nhận lở đất dưới biển do tác động của núi lửa phun trào là nguyên nhân tạo ra sóng thần cao tới 3 mét ập vào bờ biển phía nam Sumatra và tây Java.
“Cơ quan khí hậu, địa chất và địa lư khuyến cáo người dân không nên ra biển trong thời điểm này”, Nugroho nói thêm. Ông Nugroho cảnh báo số nạn nhân có thể c̣n tiếp tục tăng, khi lực lượng cứu hộ cố gắng đào bới bằng cả máy móc và tay không.
Khung cảnh tan hoang sau sóng thần ở Indonesia.
Ước tính gần 12.000 người đă được sơ tán lên các khu vực cao hơn để đối phó với nguy cơ sóng thần quay trở lại. Trận sóng thần đă phá hủy hơn 700 căn nhà, bao gồm cửa hàng, nhà riêng và khách sạn.
Trận sóng thần xảy ra hồi tuần trước đến mà không có cảnh báo cũng như người dân không hề cảm thấy dấu hiệu từ trước. Ông Nugroho nói Indonesia không có hệ thống cảnh báo về núi lửa và lở đất ngầm dưới nước.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo có mặt tại khu vực hôm 24.12 và nói rằng cần phải có một hệ thống cảnh báo toàn diện. “Tôi đă yêu cầu các cơ quan liên quan phải xây dựng hệ thống cảnh báo sớm để người dân biết trước mối đe dọa”, ông Widodo nói với các phóng viên.